- Thường xuyên 21 70 Yếu
07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG AN HỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐƠN DƯƠNG LÂM ĐỒNG
2.4.1. Ưu điểm
Mặc dù ở vùng miền núi còn khó khăn nhiều về CSVC và thiết bị dạy học bộ môn tiếng Anh, hơn nữa, với một đội ngũ giảng dạy còn mỏng nhưng công
tác QL của hiệu trưởng các trường THPT huyện Đơn Dương có thể nói là có hiệu quả. Có thể kể một số thành tựu đáng kể sau:
- Việc QL thực hiện kế hoạch của tổ bộ môn có kết quả khá tốt. Hiệu trưởng đã chỉ đạo một cách sâu sát đến việc lên các kế hoạch năm học của tổ bộ môn Ngoại ngữ, giám sát thực hiện có hiệu quả có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với những thay đổi trong quá trình dạy học.
- Chính thức được giao quyền tự chủ về chương trình dạy học, hiệu trưởng đã có sự điều chỉnh phân phối chương trình phù hợp tình hình cụ thể của đơn vị nhằm đạt đến hiệu quả dạy học cao nhất. Tuy vậy, việc thực hiện quy chế chuyên môn và hoạt động dạy học trên lớp của GV cũng được giám sát chặt chẽ nhằm tránh việc tự tiện cắt xén nội dung, chương trình dạy học của GV.
- Với xu hướng dạy học tích cực hiện nay, hiệu trưởng đã chỉ đạo GV dùng nhiều biện pháp để phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của HS, tạo cơ hội cho các em có hội được nói và dần hướng đến sự tự học.
- QL hoạt động đánh giá HS cũng được các hiệu trưởng quan tâm, trong đó việc quán triệt các văn bản, công văn về Quy chế đánh giá học sinh trung học được nhận thức và thực hiện triệt để nhất.
- Về quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của HS, hiệu trưởng rất quan tâm và làm rất tốt việc phối kết hợp với các lực lượng khác trong nhà trường và ngoài xã hội như Đoàn trường, phụ huynh HS để quản lý. Đó cũng là những biện pháp chủ yếu của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh của HS.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, vẫn còn những vấn đề trong quản lý dạy học mà hiệu trưởng cần phải khắc phục.
- CSVC và thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh còn thiếu. Hiện nay vẫn chưa có trường nào có phòng thực hành tiếng (Lab), chỉ với máy cassette thì việc dạy nghe nói khó có thể đạt kết quả cao được.
- Kế hoạch dạy học (lesson plan) của GV chưa được quản lý chặt chẽ. Việc kiểm tra kế hoạch dạy học của GV được thực hiện định kỳ 3 đến 4 lần/năm học và kiểm tra đột xuất khi hiệu trưởng dự giờ GV.
- Còn thiếu trầm trọng những GV có trình độ sau đại học và GV được tham quan học tập ở nước ngoài.
- Các hoạt động NGLL tạo cơ hội cho HS giao tiếp bằng tiếng Anh chưa được chú ý thực hiện. Bên cạnh đó, việc định hướng cho HS chọn môn học tiếng Anh chưa đạt hiệu quả.