Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 71)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những tồn tại nêu trên chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:

- Hầu hết CBQL trường học ở các trường THPT trong huyện đều không có chuyên môn tiếng Anh nên việc QL kế hoạch dạy học (lesson plan) của GV khó thực hiện tốt. Việc này hầu như hiệu trưởng giao khoán cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện.

- CSVC và thiết bị dạy học tiếng Anh còn thiếu thốn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một là kinh phí đầu tư cho phòng Lab rất lớn, trong khi các trường còn phải đầu tư cho việc xây dựng các phòng chức năng. Hai là hiệu trưởng cũng chưa thật sự chú ý đến việc đầu tư phòng Lab để phát triển khả năng nghe nói của HS.

- Huyện thiếu trầm trọng phong trào học tiếng Anh, còn phụ huynh HS đầu tư cho con em vào các môn KHTN để thi đại học nên HS không có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh ở ngoài nhà trường.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy sự tích cực của học sinh (communicative approach) tuy có thực hiện nhưng chưa tạo thành phong trào trong các trường THPT trong huyện một phần do hình thức thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh vẫn nghiêng nhiều về kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, một phần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như CSVC, trình độ giáo viên và cả ý thức của CBQL.

Tiểu kết chương 2:

Hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng trong những năm qua, đặc biệt là từ khi áp dụng chương trình thay SGK

THPT năm học 2006 - 2007, có những chuyển biến đáng kể. Chất lượng dạy học tiếng Anh mà đặc biệt là kết quả thi tốt nghiệp THPT ngày càng được nâng cao, nổi bật trong đó có trường THPT Lạc Nghiệp và THPT Đơn Dương. Điều đó đã chứng tỏ rằng, công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng ở các trường THPT trong huyện đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy không xuyên suốt và triệt để nhưng tất cả các biện pháp quản lý đề cập ở chương 2 đều được các CBQL các trường THPT trong huyện áp dụng thực hiện. Nhiều biện pháp đã được nhận thức và thực hiện rất tốt như quản lý chỉ đạo kế hoạch của tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá hoạt động học tiếng Anh của HS, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV…

Bên cạnh đó, vẫn còn những yếu kém, những tồn tại mà hiệu trưởng cần khắc phục. Nổi cộm là CSVC, thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh chưa đầy đủ, công tác quản lý kế hoạch bài học của GV chưa được sâu sát, chưa định hướng cho HS chọn môn tiếng Anh làm môn học tự chọn… Đơn Dương là huyện nghèo, môi trường rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh rất hạn chế nhưng hiệu trưởng cũng chưa chú ý tạo môi trường rèn luyện cho các em. Ngoài ra, việc chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh bằng các phần mềm quản lý cũng chưa được các hiệu trưởng chú ý. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng và những tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý nêu ở chương 3 nhằm khắc phục những hạn chế đó, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w