- Thường xuyên 21 70 Yếu
b. Ban khoa học tự nhiên
Trường THPT Số học sinh ban KHTN
Xếp loại cuối năm 2008-2009
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % Lạc Nghiệp 247 23 9.31 74 29.96 120 48.58 30 12.15 0 0.00 Ngô Gia Tự 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lê Lợi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Đơn Dương 355 35 9.86 96 27.04 121 34.08 101 28.45 2 0.56 P’ró 0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Toàn Huyện 602 58 9.63 170 28.24 241 40.03 131 21.76 2 0.33 c. Ban Cơ bản Trường THPT Số HS ban Cơ bản
Xếp loại cuối năm 2008-2009
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % Lạc Nghiệp 266 0 0.00 9 3.38 80 30.08 177 66.54 0 0.00 Ngô Gia Tự 563 0 0.00 10 1.78 206 36.59 335 59.50 12 2.13 Lê Lợi 580 1 0.17 36 6.21 256 44.14 268 46.21 19 3.28 Đơn Dương 346 15 4.34 113 32.66 144 41.62 74 21.39 0 0.00 P’ró 1118 22 1.97 148 13.24 459 41.06 443 39.62 46 4.11 Toàn Huyện 2873 38 1.32 316 11.00 1145 39.85 1297 45.14 77 2.68 d. Cộng chung 3 ban Trường THPT Tổng số học sinh THPT
Xếp loại cuối năm 2008-2009
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Lạc Nghiệp 631 28 4.44 105 16.64 268 42.47 230 36.45 0 0.00 Ngô Gia Tự 563 0 0.00 10 1.78 206 36.59 335 59.50 12 2.13 Lê Lợi 580 1 0.17 36 6.21 256 44.14 268 46.21 19 3.28 Đơn Dương 891 68 7.63 254 28.51 359 40.29 208 23.34 2 0.22 P’ró 1118 22 1.97 148 13.24 459 41.06 443 39.62 46 4.11 Toàn Huyện 3783 119 3.15 553 14.62 1548 40.92 1484 39.23 79 2.09
(*) (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2008 -2009 các trường THPT huyện Đơn Dương )
Từ bảng kết quả trên có thể thấy rằng, chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương chưa cao. Cụ thể, tỉ lệ HS khá giỏi ở bộ môn này chỉ chiếm 17.76%, trong khi tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm 41.32%.
Biểu đồ 2.2. So sánh chất lượng bộ môn tiếng Anh giữa 3 ban ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
So sánh chất lượng bộ môn tiếng Anh giữa 3 ban KHTN, KHXH-NV và ban Cơ bản ở các trường THPT trong huyện có thể thấy rằng, HS ở các ban KHTN có kết quả học tập tiếng Anh tốt hơn. Điều này có thể lý giải được vì hầu hết HS học ban này đều được tuyển chọn kỹ lưỡng từ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Về ban Cơ bản, do sự dàn trải rộng ở đều các môn và cũng chưa thật sự quan tâm đến môn học tiếng Anh nên tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều.
Biểu đồ 2.3 : Chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
2.2.6. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trườngtrung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
2.2.6.1. Ưu điểm
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh trong nhà trường phổ thông hiện nay, đội ngũ CBQL ở các trường THPT huyện Đơn Dương- Lâm Đồng trong những năm gần đây đã có sự đầu tư rõ rệt về cả CSVC và tăng cường nâng cao nâng lực của đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn này. Các thiết bị dạy học tiếng Anh đã được mua sắm đầy đủ, chỉ có phòng Lab là chưa đầu tư được. 100% GV tiếng Anh THPT được bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm, được tham dự các lớp tập huấn chương trình thay SGK, 100% GV đạt chuẩn. Về chất lượng dạy học tiếng Anh, đã có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy của GV theo hướng dạy học tích cực, HS có cơ hội được luyện tập thực hành giao tiếp nhiều hơn.
2.2.6.2. Tồn tại
Tuy có sự đầu tư cao nhưng chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương-Lâm Đồng chưa đạt yêu cầu mong muốn. Về đội ngũ GV, đến nay vẫn chưa có GV tiếng Anh có trình độ sau cao học. Về chất lượng bộ môn tiếng Anh, có đến 41.32% HS xếp loại yếu kém.
2.2.6.3. Những vấn đề cần rút ra từ chất lượng dạy học tiếng Anh ở cáctrường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
a. Một số nguyên nhân:
- Do đặc thù miền núi có nhiều học sinh dân tộc, kinh tế còn nghèo, phụ thuộc vào nông nghiệp nên phụ huynh HS chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho con em.
- Những năm gần đây, tuy đã được đầu tư nhiều để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh THPT, nhưng CSVC thật sự vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, chưa có phòng Lab cho HS thực tập giao tiếp, GV vẫn dùng máy cassette để dạy là chính. - Trình độ đội ngũ GV chưa cao và chưa đồng đều. Mặc dù đã được các cấp lãnh đạo quan tâm nâng cao trình độ sư phạm nhưng cho đến nay vẫn chưa có GV tiếng Anh THPT đạt trên chuẩn.
- Về phía HS, thuộc khu vực miền núi nghèo nàn nên hầu hết đến lớp 6 các em mới bắt đầu làm quen ngoại ngữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp cận chương trình SGK tiếng Anh mới. Hơn nữa, do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài mà đặc biệt là người bản ngữ nên các em ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Đó cũng là một cản trở khiến các em không có động cơ học tập tiếng Anh. Ngoài ra, khả năng sử dụng tiếng Việt của các em nhìn chung còn yếu nên cũng ảnh hưởng đến việc học tập ngoại ngữ.
b. Những bất cập so với đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”
- Về CSCV: Đến nay vẫn chưa có danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ bậc THPT, chưa ban hành tiêu chuẩn phòng học tiếng nước ngoài ở các trường THPT.
- Để đảm bảo chất lượng dạy ngoại ngữ, số HS trên mỗi lớp phải không quá 30 học sinh. Tuy nhiên, do CSVC ở các trường trong huyện chưa đáp ứng nhu cầu nên sĩ số lớp hiện nay vẫn từ 40 đến 50 em.
- Về GV, hiện nay trong huyện chưa có GV tiếng Anh THPT đạt trình độ trên chuẩn, chưa có cơ hội được giao lưu học tập ở nước ngoài, chưa có trường nào thỉnh giảng GV tiếng Anh là người bản ngữ.
- Toàn huyện chỉ có một trung tâm ngoại ngữ ở thị trấn Thạnh Mỹ. Vì vậy, ngoài nhà trường, HS không có điều kiện nâng cao kỹ năng giao tiếp.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNGANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐƠN DƯƠNG - ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐƠN DƯƠNG - LÂM ĐỒNG
Trong các hoạt động QL của người CBQL thì QL hoạt động dạy học đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành bại của nhà trường. Trong những năm qua, chất lượng dạy học ở huyện Đơn Dương-Lâm Đồng luôn được đánh giá cao chính là nhờ sự năng động, nhiệt huyết và kỹ năng QL tốt của các CBQL trong huyện. Đối với môn tiếng Anh, qua thực tế tìm hiểu và kết quả khảo sát công tác quản lý dạy học, chúng tôi có kết quả như sau:
2.3.1. Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh
Không thể QL thành công bất kỳ một hoạt động nào nếu chúng ta không có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nó. Qua khảo sát các CBQL trong huyện, chúng tôi có kết quả sau đây:
Cách tính những nội dung điều tra mức độ nhận thức:
- Rất quan trọng (RQT) : 4 điểm - Quan trọng (QT) : 3 điểm - Ít quan trọng (IQT) : 2 điểm - Không quan trọng (KQT) : 1 điểm Sau đó lấy điểm tổng , điểm trung bình của mỗi nội dung và xếp thứ bậc.
Bảng 2.17. Mức độ nhận thức các biện pháp quản lý hoạt động dạy tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương
TT Các hoạt động Mức độ nhận thức Kết quả RQ T QT I QT KQ T ∑ X Thứbậc