Chỉ đạo tổ chức hoạt động dạy học tự chọn tiếng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 62 - 66)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

c.Chỉ đạo tổ chức hoạt động dạy học tự chọn tiếng

Anh theo hướng phân hóa rõ rệt 0 2 26 2 60 2.0 51 d. Quản lý hoạt động dạy học tự chọn của giáo viên

nhằm có những điều chỉnh kịp thời 2 23 5 0 87 2.9 37

Qua bảng kết quả trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Biện pháp 1 “QL kế hoạch dạy học” chỉ đạt mức khá với X =3.20. Đặc

biệt là biện pháp 1c “Chỉ đạo, duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên (bao gồm

cả kế hoạch năm học và kế hoạch bài học - lesson plan)” chưa được chú trọng. Thực tế cho thấy, hiệu trưởng chỉ triển khai rất tốt các kế hoạch chung, còn kế hoạch dạy học của GV thì QL chưa chặt chẽ. Hầu hết các trường kiểm tra kế hoạch dạy học của GV từ 3 đến 4 lần/năm, chủ yếu là kiểm tra thời lượng chứ chưa đi sâu vào nội dung và như các điều kiện để thực hiện kế hoạch.

Biện pháp 2 “QL chương trình dạy học và mục tiêu dạy học” chỉ có X

=2.99. Đây cũng là một việc rất khó thực hiện đối với CBQL nhà trường. Tiếng

Anh là một môn học đặc thù, nên muốn QL hoạt động dạy học môn này có hiệu quả, CBQL phải nắm rất rõ các mục tiêu, phương pháp đặc thù của bộ môn. Vì vậy, hầu hết Ban giám hiệu các trường ủy thác việc QL chương trình và mục tiêu dạy học tiếng Anh cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện.

Biện pháp 3 “Về QL việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV” có X

=3.06. Đây là những nội chung chính để đánh giá kết quả hoạt động của GV cuối

năm nên được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, chỉ có các hoạt động như QL hồ sơ GV, giám sát việc kiểm tra, chấm trả bài…là được thực hiện rất tốt, còn nội dung 3k “Định hướng tổ chức các hoạt động NGLL nhằm giúp HS phát triển kỹ năng

giao tiếp bằng tiếng Anh” chưa được CBQL quan tâm. Điều này chứng tỏ các

CBQL vẫn chú trọng vào việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ hơn là rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho HS.

Biện pháp 4 “QL đổi mới phương pháp dạy học” có X =3.08, trong đó nội

dung 4a “Chỉ đạo GV áp dụng các phương pháp dạy học tích cực” chỉ có X = 2.97 và 4c “Có quy định về áp dụng CNTT & TT trong đổi mới phương pháp dạy

học” có X = 2.90 chứng tỏ các trường vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ xu hướng dạy học tích cực. Việc ứng dụng thành tựu của CNTT trong dạy học vẫn chưa được chú trọng. Một số CBQL cho rằng, đổi mới phương pháp dạy học không nhất thiết là dạy bằng bài giảng điện tử, song thiết nghĩ, những hiệu quả dạy học mà CNTT mang lại là không thể phủ nhận được.

Biện pháp 5 “QL sử dụng và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV” có X

=3.06, trong đó việc khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ sư phạm là

đang gặp nhiều khó khăn nhất. GV tiếng Anh trong tỉnh Lâm Đồng muốn học sau đại học chuyên ngành tiếng Anh phải học ở thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy mà cả CBQL và GV đều không muốn đi học do kinh phí học tập quá lớn.

Biện pháp 6 “QL cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tiếng Anh”, cũng được thực hiện chưa tốt, cả 4 nội dung đều có thứ hạng rất thấp và có X = 2.29. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay cả 5 trường trong huyện đều chưa có phòng Lab, mà đầu tư cho một phòng Lab tốn rất nhiều kinh phí.

Việc “QL công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học” được thực hiện khá tốt ở các nội dung như quán triệt GV nắm vững Quy chế đánh giá HS trung học (X =3.50). Tuy nhiên, việc “QL quy trình đánh giá HS bằng phần mềm QL” (X =1.8) chưa được hưởng ứng mạnh mẽ. Hiện nay mới chỉ có trường THPT Ngô Gia Tự có sử dụng phần mềm quản lý HS. Năm học 2009-2010 Sở Giáo dục-Đào tạo Lâm Đồng chính thức triển khai quản lý HS bằng phần mềm quản lý HS của VNPT, song cũng chỉ mới có trường THPT Ngô Gia Tự thực hiện.

Biện pháp 8 “QL lý hoạt động dạy học tự chọn tiếng Anh THPT” có X

=2.44 chứng tỏ các trường chưa mạnh dạn để HS lựa chọn môn học yêu thích do

phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, trong đó có thể kể đến nhận thức của phụ huynh học sinh còn nghiêng các môn thi khối A, điều kiện CSVC của trường, kinh phí…

Tóm lại, trong 8 biện pháp quản lý nêu trên, có 7 biện pháp đạt ở mức khá, chỉ có biện pháp 8 “QL hoạt động dạy học tự chọn tiếng Anh THPT” đạt mức trung bình.

So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp QL hoạt động dạy tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương

Từ hai bảng kết quả trên, có thể thấy rằng nhận thức về các biện pháp QL dạy học có số X = 3.34, trong khi mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạt X = 2.88. Điều này cho thấy, giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện

pháp QL dạy tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng còn có sự cách biệt khá lớn.

Sử dụng hệ số tương quan Pearson để so sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp QL dạy tiếng Anh, kết quả như sau:

Công thức : xy 2 2 x y r x y × = × ∑ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nhận được r=0.81 cho phép kết luận rằng mức độ nhận thức về biện pháp quản lý dạy học và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý đó là tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa sự nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh với mức độ thực hiện các biện pháp đó ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng là tương đối phù hợp, nghĩa là hầu hết các biện pháp QL đó được nhận thức như thế nào thì mức độ thực hiện như thế đó.

Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Anh của giáo viên huyện Đơn Dương - Lâm Đồng

2.3.2. Về quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh

QL hoạt động học tập của học sinh THPT bao gồm quản lý các quá trình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp, QL các khâu kiểm tra đánh giá của

GV và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường đối với HS, các hoạt động NGLL và hoạt động tự học của HS.

Đối với bộ môn tiếng Anh, mục tiêu dạy học phải đạt đến là phải phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của HS, biến việc học tập từ sự thụ động tiếp thu kiến thức ngôn ngữ sang trở thành những người chủ động trong việc khám phá kiến thức, chủ động rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, từ đó phát triển được phong cách tự học với hiệu quả cao nhất.

Qua khảo sát 30 CBQL thuộc các trường THPT trong huyện và chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo Đơn Dương về 8 biện pháp QL đã thực hiện đối với hoạt động học môn tiếng Anh của HS, chúng tôi có kết quả như sau:

Cách tính những nội dung điều tra mức độ nhận thức:

- Rất quan trọng (RQT) : 4 điểm - Quan trọng (QT) : 3 điểm - Ít quan trọng (IQT) : 2 điểm - Không quan trọng (KQT) : 1 điểm

Bảng 2.19. Mức độ nhận thức các biện pháp quản lý hoạt động học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng

TT Các hoạt động T Các hoạt động Mức độ nhận thức Kết quả RQT QT IQT KQTX Thứ bậc 01

Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường ( đặc biệt là Đoàn trường) xây dựng nền nếp học tập của học sinh

28 2 0 0 118 3.9 102 Định hướng cho HS chọn môn tự chọn tiếng Anh 18 11 1 0 107 3.6 5

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 62 - 66)