Do việc làm đường Nguyễn Thái Học và chia cắt hồ Văn, vườn Giám khỏi địa phận Văn Miếu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nên diện tích Ngôi miếu đã bi thu hẹp lại.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 32)

xây tường, lan can trang trí gạch hình thoi. Hai bên giếng, mỗi bên có một toà đình, trong có xây một bàn thờ bằng vôi vữa, luôn nghi ngút khói hương và hai dãy bia đá, mỗi dãy gồm 41 tấm bia đặt trên lưng rùa xếp dọc hai bên đình…”72

(xem phụ lục ảnh từ 10 đến 16).

Tương tự như vậy, khu thứ 4 (điện Đại thành) cũng không có gì thay đổi so với các thời kỳ trước. “Toà Điện Thánh bao gồm hai toà nhà xây song song cách nhau một hành lang mở rộng khoảng 2m. Hai bên tay phải và tay trái của sân là hai dãy nhà dài là nơi thờ Thất thập nhị hiền.

Dãy nhà Bái đường của toà điện chính gồm 40 cột gỗ lim lớn, sơn son thếp vàng. Mái nhà rất lớn được đặt trên tám vì kèo vững chắc có chạm trổ. Đầu các vì kèo đều có hoạ tiết trang trí hoặc sơn thếp…

Dãy nhà thứ hai ở sau Bái đường (Điện Thánh) xây cao hơn vài bậc thềm luôn đóng kín bởi hàng loạt cánh cửa bức bàn nhỏ bằng gỗ, sơn son thếp vàng…Ở chính giữa Điện thờ một chiếc ngai thếp vàng rực rỡ, bên trong có đặt bài vị thờ Khổng Tử…Phía trước là hai hương án, đặt cách nhau một cái lư hương... Bốn hương án song song xây bằng vôi vữa, trên có bài thờ Tứ Phối: Mạnh Tử, Tăng Tử, Nhan Tử và Tử Tư”73

(xem phụ lục ảnh từ 18 đến 29).

Nối giữa hai tòa nhà này là một lầu vuông, dựng trên 4 trụ gỗ, mái cong, lợp ngói mũi hài, mang phong cách kiến trúc thời Lê trung hưng tương tự như các công trình khác ở khu vực điện Đại Thành (xem phụ lục ảnh 29).

Riêng khu vực thứ 5 của Văn Miếu đã biến đổi hoàn toàn. Trường Quốc Tử Giám thời Lê với quy mô hàng trăm gian nhà đã bị dỡ bỏ để xây điện Khải Thánh (chỉ gồm hơn chục gian nhà)74. Ngôi miếu này “chiếm cả khu sân lớn. Trên hương án chính có đặt bài vị thờ mẹ Khổng Tử....Trên các hương án song

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 32)