Journal officiel le l’Indochine francaise, N 101, page 1816 (Tạp chí công báo Đông Dương thuộc Pháp, số 101, tr1816).

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 68)

Dương145…vv. Từ năm 1928, chiểu theo Nghị định 351 ngày 20/10/1927 của Tòa Đốc lý Hà Nội, Văn Miếu cũng như tất cả các đình, đền, chùa ở Hà Nội đều thành lập các Hội đồng trực tiếp quản lý và tu sửa di tích dưới sự chỉ đạo của Thành phố.

Các sự kiện trên cho thấy từ năm 1930 đến 1945, việc cấp kinh phí trùng tu Văn Miếu đã hợp thức hóa trở thành một trong những biện pháp cai trị về văn hóa để tuyền truyền cho chính sách “khai hóa – hợp tác” của chính phủ bảo hộ Pháp.

Từ sau Paul Doumert và Paul Beau “đường lối cai trị của Chính phủ Bảo hộ trên đất Việt Nam không phải là một đường lối mạch lạc liên tục mà là sự luân phiên giữa những giai đoạn tương đối tự do và những giai đoạn đàn áp, dưới sự ảnh hưởng của các biến cố bên ngoài và các sự bạo động ở nghị viện Paris”146

. Do vậy, việc thực thi các chính sách liên quan đến bảo tồn văn hóa bản địa, trong đó có việc tu sửa Văn Miếu Hà Nội từ sau năm 1910 cũng bị chi phối, sao nhãng.

Hơn nữa, thực chất của chính sách “hợp tác” mà chính quyền thuộc địa Pháp rêu rao “chỉ là mối quan hệ của chủ và tớ, của kẻ đi đô hộ và người bị đô hộ, hay nói hình ảnh hơn là mối quan hệ giữa chó sói và cừu non”147

cho nên việc “vừa phá vừa sửa”, vừa “xâm phạm nghiêm trọng” vừa cấp tiền tu bổ Văn Miếu Hà Nội trong giai đoạn 1884-1945 chính là một bằng chứng phủ nhận chiêu bài Khai hóa văn minh của kẻ đi xâm lược.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 68)