QUẢN LÝ VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 1 Quản lý Văn Miếu trƣớc 1884:

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 41)

80 Temple deLa Paix, Léonard Aurousseau Tạp chí Đông Dương, tập XX Số ra từ tháng 07 đến tháng 11/1913.

2.1.QUẢN LÝ VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 1 Quản lý Văn Miếu trƣớc 1884:

2.1.1. Quản lý Văn Miếu trƣớc 1884:

Với chức năng thờ Khổng Tử và đào tạo nhân tài cho đất nước,Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long ngay từ khi thành lập đã được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các bậc Đế vương và sự quản lý, giám sát chặt chẽ của bộ Lễ và bộ Lại.

Việc bổ nhiệm quan lại trông nom, cai quản công việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người được bổ nhiệm phải là người hiền lương, thông hiểu kinh sách và thường là các quan đại thần trong triều.

Thời Lý – Trần, bộ máy quan chế tại đây nhìn chung chưa hoàn bị. Đến năm 1272, nhà Trần bắt đầu đặt chức Tư nghiệp đứng đầu trường Giám. Quan Tư nghiệp có nhiệm vụ giảng dạy Tứ thư, Ngũ kinh cho Hoàng Thái tử và hầu nơi Vua đọc sách.

Đến thời Lê, Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành trung tâm giáo dục lớn nhất của cả nước. Cơ cấu bộ máy quản lý Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tương đối hoàn chỉnh. Sách Lê triều quan chế ghi: Quốc Tử Giám có 1 viên Tế Tửu, 1 viên Tư nghiệp, 5 viên Ngũ kinh Giáo thụ, 5 viên Ngũ kinh Học chính và 1 viên Giám bạ82.

Tế Tửu (hàm tứ phẩm) và Tư nghiệp (tòng tứ phẩm) là những vị quan đứng đầu Quốc Tử Giám, được tuyển chọn trong số những vị quan đã đỗ Tiến sĩ, có tài năng, đức độ, “phụng mệnh nhà Vua trông coi nhà Văn Miếu (Văn Miếu – Quốc Tử Giám), rèn tập sĩ tử, hàng tháng theo đúng kỳ cho (Nho sinh)

82

Viện Nghiên cứu Hán – Nôm (2007), Lê triều quan chế trong một số văn bản pháp luật Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, tập2, tr 399.

tập làm văn, gây dựng nhân tài, giúp việc thu dụng trong nước”83. Tế tửu còn giữ vai trò chủ tế trong các kỳ tế Xuân – Thu nhị kỳ tại Văn Miếu.

Ngoài ra, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có các Sái phu chuyên lo việc bảo vệ, quét dọn và nhiều chức quan khác như: Giáo thụ (lo việc tế lễ, truyền đạt kinh điển Nho giáo, huấn dụ của nhà vua, dạy và quản lý Nho sinh),

Trực giảng (trợ giúp Giáo thụ giảng tập), Học chính (chăm lo việc lựa chọn Giám sinh, giám sát việc thi cử), Giám bạ (chịu trách nhiệm quản lý sổ sách, điểm mục, quản lý nội quy, quy chế của nhà trường), Trợ giáo (giúp dập thêm cho các thầy giáo giảng dạy chính), Ngũ kinh Bác sĩ (gồm 5 người, mỗi người chuyên trị giảng một Kinh trong Ngũ kinh).

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 41)