danh sách những người được thờ phụng tại Điện Khải Thánh Long Hồ - Huế chép trong Đại Nam thực lục đều có ghi dấu ba chấm (…). Như vậy có thể khẳng định danh sách này còn dài nữa và việc liệt một số tên cha mẹ của các Tiên hiền chỉ mang tính chất tượng trưng.
Đạo Thánh chân truyền cả bách gia Nghe nói muôn phương đất danh giáo Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga.
Tấm bia này ngày nay không còn nhưng nội dung của nó thì vẫn được sử cũ chép lại. Lời nhận xét “Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga” trong bài thơ phần nào cho thấy hiện trạng Văn Miếu lúc này vẫn còn khá tốt sau hơn 8 năm được tu sửa. Kết quả không tìm thấy trong kho lưu trữ một tư liệu nào nhắc đến việc tu sửa Văn Miếu trong suốt thời gian từ năm 1910 đến 1922 phần nào khẳng định thêm tính xác thực của nhận xét này.
Từ 1923, sau 13 năm tạm dừng không có tu sửa, Văn Miếu bắt đầu xuống cấp. Mái đền bị học sinh các trường Bảo hộ, Pháp – Việt, tiểu học Đông Dương vào chơi, đá bóng làm vỡ ngói169
. Hồ Văn trước cửa Văn Miếu do bị chia cắt khỏi Ngôi miếu nên bị “dân cư lấn chiếm đất làm nhà, chuồng lợn, chuồng gà, mặt hồ bị biến thành ao thả bèo…”170. Cảnh tượng đáng buồn đó khiến những ai có tâm huyết với nền Nho học của đất nước cũng phải đau lòng.
Trước thực trạng này, ngày 31/7/1939, ba mươi hai nhà Nho Bắc kỳ đồng loạt ký vào đơn kiến nghị gửi đến Thị trưởng Hà Nội đề nghị trả Hồ Văn về Văn Miếu với lý do: Văn Miếu nằm trong một khuôn viên đẹp. Trước mặt là Văn hồ. Chiếc hồ này trong kiến trúc cổ đóng vai trò như Minh đường (chiếc gương sáng rực rỡ trước cửa đền). Giữa hồ có đảo Kim Châu tạo thành tiền án trước cửa đền giống như hòn đảo đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm. Với vai trò như vậy, Văn hồ luôn là một bộ phận của Văn Miếu171
.
Ngày 30/5/1940, các thành viên của Hội đồng Thành phố Hà Nội dưới sự chủ tọa của Thị trưởng Edouard Delsalle đã họp bàn và nhất trí quyết định bàn