49Công văn của J . Benoit – Công sứ Pháp tại Quảng Yên gửi Công sứ Toàn quyền tại Hà Nội ngày 27/3/1895, Phông Tòa Công sứ Hà Đông ( N0 2850, F97, tr 4), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Phông Tòa Công sứ Hà Đông ( N0 2850, F97, tr 4), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.
quan lại và dân bản xứ trả lại Văn Miếu cho họ thờ cúng50” và nên từ bỏ dự định thành lập kho quân lương tại Văn Miếu vì ngôi miếu này “vừa xa Thành phố vừa xa bến thuyền51”.
Tiếp nhận yêu cầu này, Viên chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã ra lệnh cho Đại uý Heiligmmercyer lập kế hoạch tách trại lính ra khỏi Văn Miếu52
.
Ngày 2/4/1895, Sở quan hệ với người bản xứ gửi công văn số 831 cho Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp nói rõ quan điểm: "Ngôi chùa này bị quân đội chiếm đóng từ 1884 đến 1888. Do yêu cầu bảo mật, quân đội đã cấm không cho người An Nam không được vào chùa nữa. Biện pháp này tỏ ra không hợp lý. Ngày nay số quân đồn trú trong trại lính Quảng Yên đã thu nhỏ lại, chỉ còn khoảng 30 người. Chùa53
cũng không còn nằm trong phạm vi của trại lính mới. Trước tình hình cụ thể này, tôi đề nghị ngài xem xét trả lại ngôi chùa cho bên dân sự để họ khôi phục việc tế lễ"54
.
Sau khi nhận được công văn nói trên, ngày 13 tháng 4 năm 1895, Đại tướng Duchemin - Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương đã gửi công văn số 2574 cho Công sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kỳ chính thức thông báo việc: "Bên quân đội đồng ý cho khôi phục việc tế lễ tại Văn Miếu với điều kiện chính phủ bảo hộ sẽ cho xây một bức tường chắc chắc chắn và kín để ngăn cách khu quân sự và khu chùa, tránh trường hợp người bản xứ thâm nhập vào khu quân sự"55.
50
Công văn của J . Benoit – Công sứ Pháp tại Quảng Yên gửi Công sứ Toàn quyền tại Hà Nội ngày 27/3/1895, Phông Tòa Công sứ Hà Đông ( N0