G.Dumoutier, trong tác phẩm Le Temple royal confucéenne de Hà Nội Angero.Impr A.Burdin et Cie xuất bản năm 1887 có mô tả: “Điện thờ cha mẹ Khổng Tử chiếm cả khu sân lớn Trên hương án chính có đặt bài vị

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 84)

bản năm 1887 có mô tả: “Điện thờ cha mẹ Khổng Tử chiếm cả khu sân lớn. Trên hương án chính có đặt bài vị thờ mẹ Khổng Tử với dòng chữ: “Thánh Mẫu”.Trên các hương án song song xung quanh đặt bài vị của cha mẹ Trình Tử, Chu Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử, Nhan Tử, Tử Tư, Trường Tử...”.

167

Quốc sử quán triều Nguyễn (1966 -1976), Đại Nam Thực lục chép, Nxb KHXH, Hà Nội, tập 3, quyển 35, tr379: “Năm 1808, vua Gia Long cho rằng Văn Miếu cũ ở đất Long Hồ (xây năm 1770, đời chúa Nguyễn Phúc Chu) có qui chế nhỏ hẹp nên đã chọn đất ở An Ninh để làm miếu mới. Còn miếu cũ ở Long Hồ được giữ lại làm đền Khải Thánh thờ Khải Thánh công, Nhan thị, Khổng thị, Mạnh tôn thị…”

Chu Văn An : 01 bài vị Miếu Khải Thánh : 09 bài vị Miếu Thổ thần : 01 bài vị Miếu Mẫu (ước đoán) : 03 bài vị Tổng số = 102 bài vị

Vậy, số lượng 46 bài vị còn lại là của ai? Phải chăng đó các bài vị thờ cha mẹ của các Tiên hiền Nho học khác tại điện Khải Thánh168 hoặc đã xảy trường hợp một danh nhân có nhiều bài vị do được người dân cung tiến thêm. Đây là một vấn đề còn để ngỏ, cần được tiếp tục nghiên cứu.

3.2.2.4. Việc trả lại lại hồ Văn, vườn Giám và các đợt tu sửa Văn Miếu từ 1910 đến 1945 từ 1910 đến 1945

Thời kỳ bình ổn tình hình, sắp đặt bộ máy cai trị của Chính quyền Bảo hộ Pháp đã qua.Trong giai đoạn 1910-1939, thực dân Pháp bận rộn lao vào hai cuộc khai thác thuộc địa, đàn áp các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam. Văn hoá phương Tây với các rạp hát, phim, ảnh, báo chí… dần tràn ngập phố phường Hà Nội. Vai trò chi phối xã hội của Nho giáo ngày càng lắng xuống. Bằng những cố gắng cuối cùng nhà Nguyễn cố gắng khuếch trương, chấn hưng Nho giáo. Năm 1918, vua Khải Định đến thăm Văn Miếu và cho dựng một tấm bia bằng đá trên cổng Tam quan ghi lại hai bài thơ trong đó có bài:

Hán hành Nam quốc ai văn hoa

Thánh đạo chân truyền quán bách gia Tằng vi bách phương danh giáo địa Nghi hồ miếu mạo vĩnh nguy nga

Dịch nghĩa: Giáo hóa lan truyền khắp nước ta

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 84)