F94, tr 33),Trung tâm Lưu trữ Quốc giaI Hà Nội.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 55)

khẳng định lại qua chi tiết: Trong tờ trình các hạng mục cần tu sửa tại Văn Miếu giai đoạn 1904-1905 của Hội đồng tu sửa Văn Miếu ngày 31/07/1905 có nhắc đến việc xin làm mới 3 cái giá để đặt bò, dê, lợn và nhiều các đồ thờ cần dùng khi tế lễ như: chén đồng, chén thiếc, 2 bộ Tam sự bằng đồng, 1 bộ Ngũ sự bằng thiếc, 12 giá cắm nến bằng thiếc và bát hương, giá để đồ lễ, trống lớn, mành mành…118. Tất cả đều là những vật dụng phục vụ trong các buổi tế lễ lớn.

Lễ tế do các quan đứng đầu tỉnh Hà Đông và Thành phố Hà Nội chủ trì. Trong buổi lễ, tất cả các chức sắc, quan Đốc học, nhà Nho hai tỉnh đều được mời đến dự.

2.4. Lễ tế Khổng tại Văn Miếu Hà Nội đầu thế kỷ XX119

Nghi thức tế được tiến hành trang trọng trước tiên ở miếu Văn Thánh nơi thờ Khổng Tử. Sau đó, tất cả mọi người lũ lượt theo chân các chức sắc, nhà Nho

118Tờ trình xin tu sửa Văn Miếu của Hội đồng Quản lý Văn Miếu gửi Công sứ Pháp tại Hà Đông ngày 31/7/1905. Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No 31/7/1905. Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No

768, F94, tr 33),Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Hà Nội.

119 Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám (2005), Tư liệu ảnh cổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phần Tế lễ (Sưu tầm tại Viện Thông tin KHXH, Thư viện EEFO tại Paris và Thư viện Air – Provence Pháp). phần Tế lễ (Sưu tầm tại Viện Thông tin KHXH, Thư viện EEFO tại Paris và Thư viện Air – Provence Pháp).

có tiếng trong vùng sang tế tại điện Khải Thánh để cầu mong cho con cháu họ thi cử đỗ đạt và tinh thần Nho học tại địa phương thêm sáng rỡ.

Cũng giống như các Văn miếu khác trong cả nước, lễ tế tại Văn Miếu Hà Nội được diễn ra vào ngày Đinh của tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Hồ sơ lịch tế lễ của Tòa công sứ Hà Đông cho thấy: sau một thời gian gián đoạn do Văn Miếu bị binh lính Pháp chiếm đóng, từ năm 1898 đến 1904, việc tế lễ tại Văn Miếu Hà Nội đã được phục hồi. Tuy nhiên trong 7 năm này, mỗi năm chỉ tổ chức tế được một kỳ, tế Xuân hoặc tế Thu. Giai đoạn từ 1899 đến 1910, lễ tế Khổng Tử và các bậc Tiên hiền được tiến hành đều đặn và đầy đủ hơn. Mỗi năm tế hai kỳ Xuân – Thu.

Lịch tế lễ Xuân Thu nhị kỳ tại Văn Miếu Hà Nội (1898-1910)120

Năm

Lịch tổ chức tế lễ

Loại hình tế Ngày dương lịch Ngày âm lịch

1882 - 1888 Không rõ Không rõ Không rõ

Từ 07/1888 đến 1895 Không có tế lễ Không có tế lễ 1898 01/10 16/08 Tế Thu 1899 26/09 22/08 Tế Thu 1900 11/09 18/08 Tế Thu 1901 09/04 27/02 Tế Xuân 1902 16/02 Tế Xuân 1903 20/03 Tế Xuân 1904 13/04 Tế Xuân 120

Lịch tế lễ tại Văn Miếu Hà nội, Phông tòa Công sứ Hà Đông (N0 2848, F 97, tr 1,9, 11, 13, 22, 23, 27, 26, 48, 52, 56, 57, 58, 63, 73, 81, 92, 96), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.

1905 19/ 03 15/09 15/09 14/02 Tế Xuân Tế Thu 1906 06/03 30/09 12/02 Tế Xuân Tế Thu 1907 29/03 22/09 Tế Xuân Tế Thu 1908 23/03 13/09 Tế Xuân Tế Thu 1909 30/10 (7h) Tế Thu 1910 31/03 18/09 (18h) Tế Xuân Tế Thu

Từ sau năm 1910, hiện chưa tìm thấy đơn thư xin tổ chức tế lễ của Tổng đốc Hà Đông gửi Thị trưởng Hà Nội trong các hồ sơ lưu trữ. Song sự kiện bắt đầu từ năm 1904, Thành phố cho phép Hội đồng quản lý Văn Miếu được sử dụng toàn bộ số tiền thu hoa lợi trên các lô đất được chính phủ Pháp cho miễn thuế (phía trong và phía ngoài dãy tường Văn Miếu) để tu sửa, tổ chức tế lễ121

và sự kiện ngày 25/4/1949, Tòa Thị chính Hà Nội quyết định hoàn trả số tiền đấu thầu Hồ Văn quí I/1949 cho Văn Miếu để duy trì việc tế lễ và tu sửa tại đây đã chứng minh rằng: từ năm 1910 đến 1945, hoạt động tế lễ vẫn tiếp tục được duy trì tại Văn Miếu Hà Nội.

Đặc biệt, sự kiện Hồ Chủ Tịch làm chủ lễ buổi tế Thu tại Văn Miếu Hà Nội ngày 21/10/1945 và Huỳnh Thúc Kháng122

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nước

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 55)