Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp gửi Thị trưởng Hà Nội ngày13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 5 tháng 1 năm 1898) , Phông Tòa Công sứ Hà Đông (No 2850, F97, tr 7), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nộ

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 34)

77Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp gửi Thị trưởng Hà Nội ngày 13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 5 tháng 1 năm 1898), Phông Tòa Công sứ Hà Đông (No 2850, F97, tr 7), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội tháng 1 năm 1898), Phông Tòa Công sứ Hà Đông (No 2850, F97, tr 7), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội

78

Trong dụ án tu bổ khu Thái Học, Điện Mẫu dự kiên di chuyên sang góc tường phía Đông, giáp đường Nguyễn Thái Học nhưng vì yếu tố “tâm linh” không di chuyển nổi.

Như vậy, đến năm 1887, ngoài việc thờ tự các Tiên thánh Nho học tại điện Đại Thành từ nhiều thế kỷ trước, tại Văn Miếu Hà Nội đã có thêm điện Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử và các Tiên hiền, cùng hai ngôi đền thuộc tín ngưỡng dân gian của người Việt: đền thờ Thổ địa, điện thờ Mẫu.

Hai mươi sáu năm sau tác phẩm “Đền thờ Khổng Tử”của Dumoutier, năm 1913, Claudius Madrolle – một tác giả người Pháp khác cũng để lại nhiều ghi chép, khẳng định lại những mô tả của Dumoutier về kiến trúc Văn Miếu. Ông viết: Văn Miếu nằm trên phần kéo dài của phố Borgnis với “bức tường bao chu vi gần 900m… lối đi chính đền Văn Miếu là đuờng Sinh Từ…Văn Miếu bao gồm 5 sân được phân bởi những bức tường có trổ cửa và cổng… mỗi cửa có 3 cửa thông dẫn tới sân của ngôi miếu…Văn Miếu (nhà Bái Đường) đích thực là một tòa nhà rộng lớn, mái lợp trên 8 bộ khung xà, dựa trên 40 chiếc cột lớn sơn màu đỏ, ở giữa là tấm bài vị của Khổng Tử, một bàn thờ sơn son thếp vàng… ở đằng sau, tòa nhà thứ hai (điện Đại Thành) có chứa những bài vị của các nhà Hiền triết Trung Hoa… Sân thứ 5 được bao quanh bởi những công trình xây dựng, trong đó có đền thờ các tổ tiên Khổng Tử, một tòa nhà dành cho các Nho sĩ và một nhà khác dành cho những người trông nom đền”79

.

Cũng trong năm 1913, Léonard Aurousseau, trong bài viết trên tạp chí Đông Dương đã gọi Văn Miếu là “Ngôi đền Hoà Bình” hay “Ngôi đền Đạo lý” để phân biệt với “Ngôi đền chiến tranh” (Võ miếu). Ông nhận xét: Kiến trúc của Văn Miếu ở vương quốc An Nam cũng được sao chép theo mẫu của Văn Miếu ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nhưng có kích thước nhỏ hơn80

.

Năm 1935, khi nghiên cứu, khảo sát về các công trình kiến trúc cổ tại Bắc kỳ, Louis Belzacier đã vẽ lại toàn bộ lược đồ Văn Miếu Hà Nội. Bản vẽ của ông một lần nữa khẳng định lại các mô tả về kiến trúc Văn Miếu đầu thế kỷ XX.

79

Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì (2010), Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây, Nxb Hà Nội, trang 842-843.Trích bài Hà Nội và những vùng phụ cận (Hanoi et ses environs) của Madrolle (Claudius Madrolle).

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)