Phông Sở Địa chính và Nhà của thành phố Hà Nội (No 768, F94, tr 85), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. .
chấp thuận. Thành phố đồng ý giao khu vườn Giám cho Văn Miếu quản lý và cải tạo khu vuờn nhưng yêu cầu Hội đồng quản lý Văn Miếu phải trích quĩ ra tự chi trả mọi kinh phí tu bổ.
Điều kiện chuyển giao vườn Giám một lần nữa được Camille Chapoulart - Đại diện của Thành phố nhấn mạnh lại trong công văn số 1736 ngày 19/04/1941 gửi Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định:“Nếu hiện nay Ngài chưa tìm được nguồn kinh phí chi trả cho việc cải tạo khu đất trên thì chúng ta có thể lui thời hạn hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu lô đất đến một thời điểm phù hợp. Việc chuyển giao này sẽ không có ý nghĩa nếu lô đất vẫn giữ nguyên hiện trạng cũ”176
.
Lý do để Tòa Công sứ Hà Đông từ chối cấp kinh phí cho việc tu sửa Văn Miếu là vì: “Văn Miếu phố Thanh Giám ở trong thành phố Hà Nội là công sản của Thành phố. Vì từ khi thành phố trở nên một thành phố nhượng địa của nước Pháp, không có đại biểu của quốc gia Việt Nam ở đây nên mới giao cho các quan tỉnh Hà Đông trông nom việc tế lễ .Vì vậy, Văn Miếu không phải là công sản của tỉnh Hà Đông”177
.
Do có sự “đùn đẩy” trách nhiệm này nên cuối cùng Thành phố Hà Nội đã quyết định giao cho Hội đồng quản lý Văn Miếu quyền tự thu và xử dụng tiền thuế Hồ Văn và tiền thu hoa lợi từ 12.300m2
đất miễn thuế xung quanh Văn Miếu để dùng vào việc tu sửa, bảo quản Ngôi miếu.
Vậy là, công cuộc bảo tồn Văn Miếu của người Hà Thành lại tiếp tục giành thêm thắng lợi. Những phần đất xưa vốn là của Văn Miếu bị chia cắt (Hồ Văn, vườn Giám) trong quá trình qui hoạch lại Thành phố của người Pháp đã