Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì (2010) Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây, Nxb Hà Nội, tr 683-684 Trích trong bài Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin) của Hocquard (D)

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 31)

trong nhiều công văn hành chính giai đoạn 1884 - 1945. Trong cuốn sách “Văn Miếu - Đền thờ Khổng Tử” xuất bản năm 1887, G. Dumoutier đã miêu tả:

Ngôi đền trải rộng trên một vạt đất rộng hình thang, bao gồm 5 khu riêng biệt được ngăn cách bởi các bức tường có trổ cổng thông sang nhau. Phía trên cổng lớn nổi rõ dòng chữ “Văn Miếu môn” màu vàng trên nền đỏ. Hai bên phía trước bức tường bao ở mặt tiền có hai tấm bia bằng đá khắc chữ Hạ Mã đặt trong hai cái miếu nhỏ. Qua cổng chính, chúng ta đến một khu vườn hình chữ nhật, phía bên phải khu vườn có một ngôi đền nhỏ thờ Thổ địa.

Một chiếc cổng thứ hai dẫn đến... một con đường rộng 2m lát gạch vuông chạy chính giữa các công trình kiến trúc đối xứng kiểu Trung Quốc. Một chiếc cổng lớn trên nóc đỡ một chiếc lầu gác có mái cong và các cửa sổ hình tròn dẫn đến khu vườn thứ ba”70

.

Mô tả này cho thấy, so với thời Lê, mặt bằng tổng thể của Văn Miếu Hà Nội vẫn là một khu đất hình thang, được chia ra làm 5 khu vực song cả 5 khu đều đã có tường gạch vồ bao quanh, nối với nhau bằng các cổng nhỏ (thời Lê chỉ có 4 khu vực có tường bao, khu vực đầu tiên vẫn để trống). Diện tích Ngôi miếu bị thu hẹp lại nhiêu71

(xem sa bàn 1.2 trang 17 và 1.4 trang 34).

Kiến trúc của 2 khu vực đầu tiên có nhiều thay đổi lớn. Ngay tại cổng chính đã xuất hiện thêm Tứ trụ và một chiếc cổng lớn (Văn Miếu môn) xây theo lối kiến trúc Tam quan triều Nguyễn, có Nghi môn (Tứ trụ) phía trước và một ngôi miếu thờ Thổ địa ở phía trong. Trước giếng Thiên Quang, năm 1805, Tổng trấn Bắc Hà Nguyễn Văn Thành đã cho xây dựng thêm Khuê Văn Các với kiến trúc 2 tầng, 8 mái và 4 cửa sổ tròn tỏa ra 4 phương (xem phụ lục ảnh 2, 3,4, 6,9).

Khu vực thứ 3 (vườn bia tiến sĩ) hầu như vẫn được giữ nguyên. “Choán gần hết cả khu vườn này là một chiếc giếng lớn hình chữ nhật, xung quanh có

70

G.Dumoutier (1887), Le Temple royal confucéenne de Hà Nội (Đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội) Angero.Impr..A.Burdin et Cie, tr 3.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)