Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp ngày15 tháng 12 năm Thành Thái thứ 10 (tức ngày 26/01/1899) gửi Thị trưởng Hà Nội Phông sở Địa chính và nhà cửa thành phố Hà Nội (No 768, F94, tr 1), Trung tâm Lưu trữ Quốc

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 72)

- Nhập khu đất giới hạn bởi các đường mới xung quanh Văn Miếu và Giám vào địa phận Văn Miếu.

- Miễn thuế cho lô đất ở trong tường Văn Miếu và lô đất trong vòng 2 m tính từ tường Văn Miếu trở ra; cho Văn Miếu được giữ lại lợi tức thu được trên diện tích 12.300 m2

đất ở xung quanh Văn Miếu (thuộc bản đồ DCME) để dùng vào việc bảo quản và tu bổ.

- Đánh dấu rõ ràng mốc giới Văn Miếu trên bản đồ ABCD152 để thuận tiện cho việc xây lại tường bao trong trường hợp cần thiết (xem bản đồ 3.1 trang 73).

Toàn bộ yêu cầu đó đã được Công sứ Toàn quyền chấp thuận. Ngày 7/4/1899, Công sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kỳ ban hành tiếp quyết định số 14 quyết định nhập lô đất thuộc bản đồ DCME (tức Vườn Giám hiện nay) vào địa phận Văn Miếu153

.

Như vậy, công việc trùng tu Văn Miếu – một di tích tiêu biểu có giá trị tại Hà Nội đã được nhiều quan chức Pháp thừa nhận là một vấn đề cấp bách, không thể trì hoãn và coi đó là là trách nhiệm của cả Chính phủ bảo hộ chứ không phải của riêng thành phố Hà Nội với nguồn ngân sách riêng của Thành phố154

.

152

Đào Thị Diến (2010), Hà Nội qua tài liệu lưu trữ (1873-1954), Nxb Hà Nội, tập 1, mục tra cứu tên phố Hà Nội, trang 687- 784: Bản đồ ABCD tức bản đồ di tích Văn Miếu Hà Nội (khu vực có tường bao xung quanh di tích hiện nay) là lô đất hình tứ giác, phía Bắc giáp phố Camps des lettrés kéo dài (sau này là đường Duvillier tức phố Nguyễn Thái Học ngày nay), phía Nam là đường số 238 tức phố Quốc Tử Giám ngày nay (trong Quyết định ngày 29/4/1899 của Đốc lý Hà Nội về việc bàn giao vườn Giám cho Văn Miếu có ghi tên con đường này là đường Carrau kéo dài), phía Đông là phố Cao Đắc Minh (năm 1945 đổi thành phố Sĩ Nhiếp tức phố Văn Miếu ngày nay), phía Tây đường Thanh Oai kéo dài (tức phố Seour Antoine hay phố Hàng Bột ngày nay). Trích nguồn: Quyết định ngày 29/4/1899 của Thị trưởng Thành phố Hà Nội về vấn đề làng Thanh Giám hoàn trả lại vườn Giám (lô đất trên bản đồ DCME) cho di tích Văn Miếu Hà Nội.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 72)