Đào Thị Diến (2010), Hà Nội qua tài liệu lưu trữ, Nxb Hà Nội, trang

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 43)

các công trình lịch sử của các nước Đông Dương thuộc Pháp ”88

và “trình lên Toàn quyền việc xếp hạng và xếp hạng lại các công trình lịch sử cũng như các biện pháp bảo quản chúng”89

. Từ đó (1920), Văn Miếu chính thức được đặt dưới sự quản lý chuyên ngành của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, song về mặt chính quyền thì tỉnh Hà Đông vẫn là cấp chịu trách nhiệm trực tiếp.

Trong bức công văn số 84 gửi Công sứ Pháp tại Hà Đông ngày 20/3/1923, Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu có nhắc đến việc: ông Lê Văn Năm – Thủ từ Văn Miếu đã đến phàn nàn với Tổng đốc là vào thứ năm, chủ nhật nào cũng có khoảng 200 học sinh trường Bảo hộ, trường Pháp-Việt và chủ yếu là trường tiểu học Đông Dương vào Văn Miếu đá bóng làm vỡ ngói, hỏng mái chùa90

. Vì vậy Tổng đốc Hà Đông đã đề nghị Công sứ Pháp cho áp dụng một số biện pháp cứng rắn như: Cấm dân chúng tự do ra vào Văn Miếu, đặt biển nội qui ở chỗ tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy; tất cả ai muốn ra vào Văn Miếu kể cả hiệu trưởng các trường tiểu học và học sinh cũng đều phải xin giấy phép91

.

Từ tháng 7/1925, sau khi được xếp hạng là Di tích lịch sử của Đông Dương, Văn Miếu cũng như tất cả các di tích khác đã được xếp hạng trong Thành phố khi muốn sửa chữa đều phải thông qua Sở Quốc gia Bảo tồn cổ tích để đề nghị lên chính phủ hoặc cơ quan hành chính địa phương phê duyệt92

.

Đầu năm 1928, thực hiện nghị định số 351 ngày 24/10/1927 của Đốc lý Hà Nội về việc bầu ra các hội đồng (bao gồm từ 3 đến 8 thành viên) để quản lý các

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 43)