Bản đồ qui hoạch khu vực Văn Miếu Hà Nội năm 1941, Phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội (No 768, F94), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 88)

Không dừng lại ở việc tiếp quản hồ Văn, các sĩ phu người Việt tiếp tục đề nghị xin Thành phố giao lại khu vườn Giám cho Văn Miếu.

Ngày 24/2/1941, Hội đồng Thành phố Hà Nội cũng vẫn dưới sự chủ tọa của Thị trưởng Edouard Delsalle đã nhất trí quyết định: “Mảnh đất hình tứ giác thuộc bản đồ K gồm hai khu đất nhỏ số 2 và số 7 với diện tích rộng 7.937m2

(tức khu tứ giác DCME hay còn gọi là vườn Giám ngày nay) được bàn giao lại cho Hội đồng quản lý Văn Miếu sử dụng với điều kiện lô đất sẽ được sử dụng vì mục đích văn hoá và được cải tạo thành một công viên công cộng không có hàng rào bao quanh. Toàn bộ kinh phí cải tạo khu đất cũng như lệ phí để giải quyết các hồ sơ giấy tờ do Hội đồng quản lý Văn Miếu chi trả”175

.

Như vậy, trên danh nghĩa, vườn Giám đã được Toàn quyền Đông Dương ra quyết định cho nhập lại vào địa phận Văn Miếu từ ngày 7/4/1899 song thực tế suốt từ năm 1899 đến 1941, toàn bộ khu vườn vẫn do Thành phố quản lý. Mãi đến đầu năm 1941, vườn Giám mới chính thức được trả lại cho Hội đồng Văn Miếu quản lý, sử dụng (xem bản đồ 3.1 trang 73).

Tương tự như trường hợp Hồ Văn, trước thềm sự kiện vườn Giám được công bố trả về cho Văn Miếu, từ tháng 12/1940, Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định đã thay mặt cho các nhà Nho tỉnh Hà Đông đã gửi công văn đề nghị thành phố Hà Nội cho cải tạo khu tứ giác DCME (vườn Giám) thành một công viên nhỏ không có tường bao xung quanh, trong công viên cho trồng các hàng nhãn cách nhau 12m, giữa các hàng nhãn trồng thảm cỏ.

Tại vườn Giám lúc đó còn rất nhiều đường hào, hố sâu cần được san lấp; xung quanh vườn mọc lên nhiều nhà tranh lụp xụp, cảnh quan rất lộn xộn. Ông Vi Văn Định thay mặt Hội đồng quản lý Văn Miếu đề nghị Thành phố Hà Nội cấp kinh phí để tu bổ, cải tạo và bảo vệ khu vườn Giám. Đổi lại, Thành phố hoàn toàn có quyền sử dụng khu công viên này. Đề nghị trên đã không được

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 88)