nguồn tài liệu lưu trữ và bộ sưu tập bản đồ trưng bày tại Triển lãm “Chu trình phát triển 100 năm Hà Nội” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 2000 của kiến trúc sư Pháp Pédelahore).
Điều này đã khiến dân chúng người Việt có thêm lý do để bất bình. Nhiều sĩ phu, quan lại bản xứ đã gửi đơn, thư khiếu nại xin trả lại Văn Miếu cho việc thờ cúng.
Trước tình hình đó, đứng trên quan điểm cho rằng:“Chính sách thù địch của chúng ta (Pháp quốc) đối với người An Nam có khuyết điểm nghiêm trọng về hai mặt là kích thích các mối căm thù và buộc chúng ta phải tổn hao người của… Chỉ có một chính sách bảo hộ thành thật, thận trọng và kinh tế mới có thể giảm gánh nặng cho chính quốc, xoa dịu hận thù và chiếm được cảm tình của dân chúng”46, Jean Louis de Lanessan - Toàn quyền Đông Dương (giai đoạn 1891-1894) chủ trương thi hành một chính sách cai trị khá cởi mở. Chính phủ bảo hộ đã áp dụng các biện pháp phân hóa, lôi kéo những quan lại và Nho sĩ người Việt, trong đó có việc tránh gây đụng đổ căng thẳng trong vấn đề chiếm đóng Văn Miếu. Tiếp sau De Lanessan, Paul Doumert (Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1901) là người không tán đồng việc phá hủy các di tích lịch sử văn hóa có giá trị47
nên vụ việc Văn Miếu ngày càng có điều kiện được giải quyết thuận lợi hơn.
Lực lượng quân đội Pháp từng bước rút dần ra khỏi Văn Miếu. Ngày 27/3/1895, J. Benoit - Công sứ Pháp tại Quảng Yên đã gửi công văn đến Công sứ Toàn quyền Pháp tại Hà Nội trình bày rõ:“Khi Văn Miếu đang bị trại lính Quảng Yên chiếm đóng thì người Việt không dám phản đối việc cấm họ đến đây tế lễ48” nhưng nay “số quân đồn trú tại trại Quảng Yên (trong Văn Miếu) chỉ còn hơn 1 tiểu đội” thì “các quan lại địa phương và dân bản xứ (dân làng Quỳnh Lâu) đề nghị cho họ được khôi phục việc tế lễ tại đây49”. Viên Công sứ này cũng đề nghị: Chính phủ“đưa ra giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu của