Phan Huy Lê (2012), Lịch sử Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội, tập2, tr 90.

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 69)

3.2.2. Các đợt tu sửa giai đoạn 1884-1945

3.2.2.1. Đợt tu sửa năm 1888

Đến giữa năm 1888, số quân đồn trú trong trại lính Quảng Yên khá đông nên quân đội Pháp đã phải cho xây thêm doanh trại mới trong Văn Miếu. Với sự chắp vá của các dãy nhà gạch mới và sự hiện diện của binh lính, Ngôi miếu đã bị hư hại nhiều, khiến các sĩ phu, dân chúng người Việt rất bất bình.

Để xoa dịu dân bản xứ, dư luận báo chí và sự phản đối của một số nhà khoa học Pháp, tháng 11 âm lịch năm 1888, Chính phủ bảo hộ cấp tu sửa Văn Miếu. Một số quan lại Hà Thành và các nhà Nho trông coi Văn Miếu148dưới sự giám sát của người Pháp đã trông việc tu sửa. Dấu ấn của đợt trùng tu này vẫn lưu lại trên bức hoành phi “Vạn thế sư biểu” treo tại Bái Đường và bức hoành phi treo tại cổng Đại Thành của khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay.

Thời gian phía quân đội xin phép tạm sử dụng thêm 3 tòa nhà của Văn Miếu trong lúc chờ đợi xây xong trại lính mới là vào tháng 7 năm 1888 và thời gian tiến hành làm bức hoành phi “Vạn thế sư biểu” là vào “Trọng đông Đồng Khánh tam niên” tức 11/1888 âm lịch. Dòng chữ nhỏ ở góc bên trái bức hoành phi hiện treo ở cổng Đại Thành với nội dung “Đồng Khánh tam niên Mậu Tý trọng Đông đại tu”đã khẳng định thời gian tiến hành đợt trùng tu này.

Việc tu sửa Văn Miếu đã được tiến hành ngay cuối năm 1888, sau khi quân lính chuyển sang doanh trại mới. Hiện chưa tìm thấy tư liệu liệt kê cụ thể các hạng mục được tu sửa đợt này, song ta có thể tạm xác định:

- Một số hoành phi tại khu vực nhà Bái đường, điện Đại Thành đã được làm mới (bức Vạn thế sư biểu).

- Cổng Đại Thành, hai dãy Tả vu, Hữu vu ở miếu thờ Khổng Tử, nhà của thủ từ, nhà dùng làm nơi nghỉ ngơi cho các quan trước đây và ba dãy nhà trước

148 Dưới triều Nguyễn, việc quản lý Văn Miếu do tỉnh Hà Nội đảm trách; từ trước khi Pháp chiếm Hà Nội, tại Văn Miếu đã có một Hội đồng do các nhà Nho có uy tín chủ trì việc trông coi và tổ chức việc tế lễ.

đó bị chiếm dụng làm trại lính quảng Yên là những hạng mục được tu sửa; riêng điện Đại Thành và khu Khải Thánh được loại trừ, vì từ 1884 đến 7/1888 việc tế lễ vẫn diễn ra tại đây.

Đợt tu sửa Văn Miếu năm 1888 chứng tỏ yêu cầu bảo tồn di sản của nhân dân và sĩ phu Hà thành đã bước đầu được chính quyền thuộc địa đáp ứng.

3.2.2.2. Đợt trùng tu 1897 - 1901

Sau khi trại lính Quảng Yên chuyển ra khỏi Văn Miếu năm 1895, vấn đề quản lý, tu bổ Văn Miếu được đặt ra nghiêm túc hơn. Các nhà Nho không chỉ phản đối việc vẫn còn binh lính của Pháp ăn nghỉ, tập luyện trong Văn Miếu, mà do tư tưởng trọng nam kinh nữ của Nho giáo còn bất bình trước cả sự hiện diện của các vị Thánh nữ trong khuôn viên Ngôi miếu.

Ngày 13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 5/1/1898) ông Nguyễn Trọng Hợp149

(tức Nguyễn Trọng Hiệp) gửi thư cho Thị trưởng Hà Nội đòi dỡ bỏ ngôi điện Mẫu ở sau Văn Miếu. Bức thư viết: “Nhà Văn Miếu là chỗ dậy văn học, mà có lẫn đền thờ thần tiên là những đứa đồng cốt ngày đêm đánh chuông trống, múa hát rầm rĩ, thực là khinh nhàm lắm ... Nay xin dỡ bỏ đi cho nhà Văn Miếu được nghiêm tĩnh, khỏi đền thờ lẫn lộn”150

.

Sự kiện này cho thấy Văn Miếu Hà Nội (tức Nho giáo Việt Nam) lúc này không chỉ bị các yếu tố quân sự, văn hóa Tây phương lấn át mà còn bị cả các tín ngưỡng bản địa của người Việt chèn ép.

149Nguyễn Trọng Hợp tên thật là Nguyễn Tuyên, người xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi Ất Sửu (1865), từng là Binh bộ, Lại bộ Thượng thư, Văn minh điện Đại học sĩ, Thái tử Thái bảo, Tước Vĩnh Trung Sửu (1865), từng là Binh bộ, Lại bộ Thượng thư, Văn minh điện Đại học sĩ, Thái tử Thái bảo, Tước Vĩnh Trung dưới triều Nguyễn. Sau khi Nha Kinh lược sứ Bắc kỳ được thành lập (7/1886), ông giữ chức quyền Nha kinh lược sứ. Trong giai đoạn 1884-1945, Ông là người rất tích cực trong việc bảo tồn Văn Miếu. Đây là một con người như Toàn quyền Lanessan nhận xét là: «không hề có những dáng vẻ của một vài ông quan như người ta đã nói với tôi – đã nhẩy vào ôm chân chúng tôi để mong được tức khắc những lợi lộc và danh vọng”.

150Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp giữ chức Thái tử Thái bảo gửi Thị trưởng Hà Nội ngày 13 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (tức ngày 5 tháng 1 năm 1898), Phông Tòa Công sứ Hà Đông (No 2850, F97, tr 7), Trung tâm

Một phần của tài liệu Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) Luận văn ThS. Lịch sử (Trang 69)