0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Điều 28, Luật Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2009, Thư viện Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Một phần của tài liệu VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 (QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ) LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ (Trang 66 -66 )

hoàn thành 10/2000; giai đoạn II hoàn thành tháng 5/2003. Hồ Văn (năm 2000) và vườn Giám (8/2002) được thành phố Hà Nội bàn giao lại cho Văn Miếu. Tháng 7/2011, 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới trên phạm vi vi toàn cầu. Tháng 5/2012, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Hiện nay, các dự án tu bổ Khuê Văn Các, khai thác hồ Văn, vườn Giám, bảo vệ phát huy giá trị của 82 tấm bia Tiến sĩ đang được triển khai, thực hiện.

Trải qua suốt hơn 940 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm, hưng thịnh, suy vong của nhiều triều đại, chế độ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn được tu sửa, bảo vệ. Hầu hết các đợt trùng tu đều được tiến hành theo lệnh của nhà vua, của nhà nước Việt Nam với mục đích phát triển giáo dục, tôn vinh nền văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1884 -1945, việc trùng Văn Miếu Hà Nội, do có sự can thiệp của “kẻ xâm lược” nên xuất phát từ một động cơ phức tạp hơn. Vì vậy, tính chất và mục đích của công viê ̣c này cũng mang nét đặc thù, riêng.

3.2. TU SỬA VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945

3.2.1. Tính đặc thù của việc tu sửa Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của đất nước hoặc gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử…137

.

137 Điều 28, Luật Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2009, Thư viện Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Giám.

Tu sửa di tích là hoạt động sửa chữa, khôi phục lại như cũ những yếu tố, hạng mục công trình cấu thành di tích đã bị hỏng hóc, xuống cấp trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc “giữ nguyên yếu tố gốc”. Mục đích của việc tu sửa là nhằm gìn giữ, tôn vinh các giá trị lịch sử - văn hóa gắn liền với di tích. Nói cách khác tu sửa di tích cũng là một hoạt động tôn vinh nền của văn hóa dân tộc đã sản sinh ra di tích.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1884-1945, việc tu sửa Văn Miếu Hà Nội được tiến hành trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ nên mục đích và tính chất của sự kiện này mang màu sắc khác biệt.

Trước hết cần khẳng định việc các sĩ phu người Việt đệ trình chính phủ bảo hộ Pháp xin cho tu sửa Văn Miếu hoàn toàn xuất phát từ tinh thần bảo tồn văn hóa dân tộc song quyết định cấp kinh phí cho tu sửa của Chính quyền thuộc địa lại bắt nguồn từ những toan tính riêng của kẻ xâm lược.

Thời kỳ đầu cai trị, người Pháp cho tu sửa Văn Miếu Hà Nội (năm 1888) nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các sĩ phu bản xứ và xoa dịu sự phản khảng kháng của người Việt trước việc Văn Miếu bị quân đội viễn chinh Pháp chiếm đóng (năm 1884).

Biện pháp này xuất phát từ chính sách cai trị thuộc địa của một số nhà cầm quyền Pháp đương thời. Paul Bert - Thống sứ Pháp tại Hà Nội (năm 1886) khi còn là Nghị sĩ đã từng phát biểu: “chiến tranh sẽ dẫn đến gánh nặng sẽ tăng lên. Trái lại, con đường hòa bình sẽ làm tăng thu nhập và giảm phí tổn138

. Ông chủ trương “chinh phục các nhà Nho và dân chúng bằng sự tôn kính với những thể chế của họ139

. Paul Bert là người đã ra lệnh cho G.Dumoutier nghiên cứu khảo cổ văn bia các đền chùa ở Hà Nội; kết quả của công trình này là tác phẩm

“Les pagodes de Hà Nội” (“Những đền chùa ở Hà Nội”) được nhà in Schneider ấn hành năm 1887, trong đó có phần mô tả khá chi tiết về Văn Miếu Hà Nội.

Một phần của tài liệu VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945 (QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ) LUẬN VĂN THS. LỊCH SỬ (Trang 66 -66 )

×