Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đến Văn Miếu làm chủ tế trong lễ Thu tế ngày 22/9/1946 một lần nữa khẳng định sự tầm quan trọng của sinh hoạt văn hóa tâm linh này tại đây.
Nội dung bài tường thuật cuộc cử hành lễ Thu tế hồi 9h sáng ngày 21/10/1945 đăng trên báo Cứu quốc ngày 22/10/1945 ghi rõ: chủ tế là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tham dự lễ tế ngoài các nhân viên trong Hội Tư văn, còn có Cố vấn Vĩnh Thụy, Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng cùng Hà Ứng Khâm123 và một số quan chức, sĩ quan Việt Nam và Trung Hoa. Nghi thức tế vẫn như truyền thống, trước hết là cử nhạc rồi đến tiến hương, tiến tước, đọc chúc văn. Điểm mới là: lễ vật không phải lễ Tam sinh mà chỉ có hương hoa, oản quả; người dự tế không hia thụng, mũ xanh mà phần nhiều vận âu phục; tế lễ bằng cách lên gối, xuống gối, đứng xếp hàng cúi đầu thay cho phủ phục, quỳ lạy; nội dung văn tế không xưng danh “Khải Định hay Bảo Đại” mà là dùng tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đệ nhất niên”. Điều đó chứng tỏ các cụ Văn thân Hà Thành đã nhất trí ủng hộ cuộc Cách mạng dân tộc để làm Cách mạng văn hóa124
.
Mười một tháng sau khi Hồ Chủ Tịch đến tế tại Văn Miếu, Huỳnh Thúc Kháng “dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ gồm: Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Tố, Bộ truởng bộ Công chính Giao thông Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng và Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Đông Bằng Sĩ Nguyên,Mai Vy tới dự kỳ Thu lễ tại Văn
Thái 16 (1904). Đầu năm 1946 được Hồ Chủ Tịch mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từng giữ chức quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội liên hiệp quân đội nhân dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt).
123
Hà Ứng Khâm là Đại tướng - Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Hoa tới Việt Nam kiểm tra việc Quân đội Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ tước vũ khí Quân đội phát xít Nhật năm 1945.