Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, tr 2, lưu tại Thư viện Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, tháng 10/1946, tr 7.
Miếu Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 1946”125. Đến dự lễ tế còn có nhiều quan chức ngoại giao Trung Quốc. Lúc này, Hồ Chủ Tịch đang đi công cán tại Pháp, Huỳnh Thúc Kháng đến Văn Miếu Hà Nội làm chủ tế với tư cách là Quyền Chủ tịch nước.
Chương trình buổi lễ bao gồm: cử Quốc ca đón Chủ tịch, ban tổ chức đọc chương trình, hành lễ (nghi tiết, lễ phẩm...do ban hành lễ của Hội Văn Miếu Văn học phụ trách126
), đại biểu lần lượt vào lễ theo thứ tự: nhân viên Chính phủ, đại biểu Trung Hoa, Hội Văn Miếu Văn học, các đoàn thể (binh sĩ, giáo giới, phụ nữ, hướng đạo, nhi đồng, đại biểu Thanh niên nam bộ, học sinh Trung Hoa…vv127
), tiếp đến là diễn văn của Hội Văn Miếu Văn học, cuối cùng là diễn văn của Huỳnh Chủ tịch”128
.
Những mô tả trong bài tường thuật Hồ Chủ Tịch đến tế ở Văn Miếu và chương trình buổi tế Thu do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ lễ cho thấy một bầu không khí tế Khổng vừa trang nghiêm vừa đổi mới, tiết kiệm phù hợp tình hình vô cùng khó khăn của đất nước lúc đó. Trong lễ tế, các bước nghi tiết hành lễ được giữ nguyên nhưng cách thức hành lễ, phẩm phục và lễ phẩm dâng cúng thì có đổi mới. Thành phần tham gia buổi tế mở rộng rất nhiều, không chỉ có các
125
Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, tr 2, lưu tại Thư viện Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, tháng 10/1946, tr 7.
126
Trong phong trào Văn hóa cứu quốc, Hội đồng quản lý Văn Miếu lấy tên là Văn miếu Văn học Hiệp hội, năm 1946 hợp nhất với Hội Văn học thành Hội Văn miếu Văn học Hiệp hội, sau lại đổi thành Hội Văn hóa Việt Nam..
127
Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, tr 2, lưu tại Thư viện Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, tháng 10/1946, tr 7.
128
Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, tr 5, lưu tại Thư viện Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ Tập san nghiên cứu Nho Y số 2 tháng 10 năm 1946 tr 7.
chức sắc, nhà Nho mà cả binh sĩ, thanh thiếu niên, thậm chí cả phụ nữ cũng được phép đến Văn Miếu dự tế Khổng129
.
Việc hai vị Nguyên thủ của Chính phủ Cách mạng đến dự lễ và làm Chủ tế tại lễ Thu tế ở Văn Miếu ngay sau khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập là những bằng chứng đầy thuyết phục về sự quan tâm sâu sắc của chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến sự phát triển của nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhìn chung, do điều kiện chiến tranh nên dưới thời Pháp thuộc, qui mô, nghi lễ tổ chức các buổi tế tễ tại Văn Miếu Hà Nội cũng như các phẩm vật dâng cúng có đơn giản hơn nhiều so với thời phong kiến song chủ tế luôn là những người đứng đầu tỉnh, thành phố hoặc đứng đầu Nhà nước. Trong giai đoạn 1884 – 1945, hoạt động tế lễ tại Văn Miếu Hà Nội được chia thành hai giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn trước tháng 9/1945: các nghi thức tế chủ yếu vẫn tuân thủ theo điển chế nhà Nguyễn: tế vào Đinh của hai tháng trọng Xuân và trọng Thu; nghi tiết hành lễ khắt khe; phẩm phục dùng hia, áo thụng, mũ lam; khi hành lễ phải phủ phục; lễ vật dâng cúng dùng lễ Tam sinh kèm xôi, rượu, trầu, cau; âm nhạc chủ yếu dùng chuông, trống…
- Từ sau tháng 9/1945: việc tổ chức tế lễ đổi mới theo tinh thần dân chủ, tiến bộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tế “Đinh” (tức tế Xuân – Thu một năm hai kỳ) chấm dứt. Mỗi năm chỉ tế một lần vào ngày sinh nhật Khổng Tử (ngày 27 tháng 8 âm lịch). Các qui định về cách thức hành lễ đơn giản, chỉ cần lên xuống gối thay cho phủ phục; khi dự lễ có thể mặc đồ âu phục; lễ vật dâng cúng tiết kiệm, đơn giản, chỉ cần hoa quả.
Trong hai giai đoạn này, hình thức tổ chức tế lễ đã có nhiều khác biệt, giai đoạn sau cách tân hơn nhưng tính chất thì vẫn duy trì mục đích chung là tôn
129 Lê Thanh Hiền, Hai sự kiện văn hóa có giá trị bị lãng quên hơn 60 năm, tr 2, lưu tại Thư viện Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, tháng 10/1946, tr 7. động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trích từ nguồn Tập san nghiên cứu Nho y số 2, tháng 10/1946, tr 7.
vinh những truyền thống tốt đẹp của Đạo học và mang ý nghĩa tích cực bảo vệ các yếu tố văn hóa dân tộc trước sự “xâm lấn” của văn minh phương Tây.
Ngày nay, hoạt động tế Khổng tại Văn Miếu đã hoàn toàn chấm dứt. Các lễ dâng hương tôn vinh danh nhân tại đây được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với cuộc sống hiện đại song vẫn mang ý nghĩa khuyến học, khuyến tài truyền thống.
Tiểu kết
Thời quân chủ (XI – XIX), hoạt động của Văn Miếu Thăng Long-Hà Nội do bộ Lễ và bộ Lại quản lý dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các vị Hoàng đế. Hệ thống quan chức được bổ nhiệm trông coi công việc tại đây đều là những nhà Nho tài cao đức trọng. Các sinh hoạt văn hóa diễn ra tại đây dưới nhiều hình thức đa dạng: tế lễ, giảng dạy – học tập Nho học, bình văn, bình thơ. Từ năm 1837, Văn Miếu Hà Nội đã mất đi chức năng giáo dục, chỉ còn là nơi thờ tự nên tế lễ là sinh hoạt văn hóa chính tại đây.
Trong thời kỳ 1884-1945, từ chỗ bị xâm phạm nghiêm trọng (bị biến thành khu quân sự, bệnh xá),Văn Miếu từng bước được chính phủ bảo hộ Pháp nhìn nhận, bảo vệ và xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa của Đông Dương.
Công tác quản lý, bảo tồn, tổ chức tế lễ tại Văn Miếu do Hội đồng quản lý Văn Miếu đảm trách dưới sự điều hành của tỉnh Hà Đông và giám sát của Thành phố Hà Nội. Mặc dù là tổ chức mang tính nặng tự phát, song với tinh thần dân tộc, Hội đã có nhiều đóng góp trong việc duy trì đều đặn và tổ chức hoạt động tế lễ tại Văn Miếu phù hợp với từng giai đoạn: trước 9/1945 tế theo điển lễ của Triều Nguyễn, từ sau 9/1945 tế theo qui định mới của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hoạt động của Hội đồng và việc duy sinh trì hoạt tế lễ tại Văn Miếu giai đoạn 1884-1945 một lần nữa khẳng định sự tồn tại liên tục của Văn Miếu Thăng Long và ảnh hưởng chi phối xã hội của di tích Nho học này trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
CHUƠNG 3
TU SỬA VĂN MIẾU HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1884-1945
3.1. TU SỬA VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM THĂNG LONG – HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ THỜI KỲ LỊCH SỬ
Trên vị thế là trung tâm giáo dục lớn nhất đất nước, trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn được chính thể nhà nước quan tâm tu bổ.
Dưới triều Lý (1009-1225), Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long được xây dựng. Chế độ thi cử theo Nho giáo dần xuất hiện. Năm 1156, vua Lý Anh Tông cho lập thêm một ngôi miếu riêng thờ Khổng Tử ở phía Nam kinh thành Thăng Long130
. Di chỉ của ngôi miếu này được GS Trần Hàm Tấn phát hiện ở khu vực chùa Một Cột hiện nay131
. Nhà Lý, trong bối cảnh thịnh trị của Phật giáo, một mặt áp dụng các chính sách ôn hoà tôn giáo, một mặt vẫn chủ động học và dạy Nho giáo. Tuy nhiên trong mấy chục năm cuối, tình hình chính trị không ổn định, khoa cử bị bê trễ nên sử sách không thấy ghi chép gì vấn đề trùng tu Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Sang thời Trần (1225-1400), học hành thi cử tiếp tục phát triển. Năm 1243, triều đình cho tu sửa Quốc Tử Giám. Tháng 6 năm 1253, vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc học viện, cho tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử132
.
Dưới thời Minh thuộc (1407-1427), nhà Minh thi hành chính sách hủy diệt nền văn hoá Đại Việt. Nhiều các công trình kiến trúc cổ bị tàn phá. Văn Miếu – Quốc Tử Giám vì là nơi thờ Khổng Tử nên không bị đụng chạm đến nhưng cũng không thấy tư liệu nào nhắc đến việc tu sửa.