Lệnh: Học sinh quan sát câu a và b sách giáo khoa trang

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 66)

a và b sách giáo khoa trang 64, bài tập 3.

_ Những câu đó có phải là câu bị động không? Vì sao? *Hoạt động 2: Luyện tập GV chia 4 nhóm: 2 nhóm làm BT 1, 2 nhóm làm BT 2. -Gọi các nhóm trình bày- có nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét chung.

Học sinh quan sát câu a và b sách giáo khoa trang 64, bài tập 3:

a. Bạn em được … giỏi.b. Tay em bị đau. b. Tay em bị đau.

Tuy có từ bị, được nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động. -Làm các BT ở SGK theo hướng dẫn của GV. gốc đào. d.Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

 Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.

2.Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động- dùng từ bị, được- nhận xét:

a.Thầy giáo phê bình em.

Em bị thầy giáo phê bình. (Thể hiện sự không bằng lòng của HS khi nghe thầy giáo chỉ ra sai sót).  Em được thầy giáo phê bình. (Thể hiện sự bằng lòng của HS khi nghe thầy giáo chỉ ra sai sót). b.Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.  Ngôi nhà ấy được người ta phá đi. (Việc phá căn nhà là hợp lí) c.Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp lại trong phong trào đô thị hóa. (việc thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là chưa hay, chưa phù hợp)  Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp lại trong phong trào đô thị hóa. (việc thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là phù hợp)

3.Viết đọan văn:

4. Củng cố:

- Gọi ba học sinh đọc lại phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 64.

5. Dặn dò:

- Học thuộc ghi nhớ trang 64.

- Học sinh làm bài tập 3 tuỳ theo lượng bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu . Rút kinh nghiệm : ……… ………. Tuần 27 Tiết 100 Ngày dạy:

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. Biết vận dụng những hiểu biết đó về việc viết đọan văn chứng minh cụ thể.

II.Chuẩn bị:

-GV: SGK,SGV,giáo án, bảng phụ

-HS: Đọc bài ở SGK và trả lời các câu hỏi. III.Tiến trình giảng dạy:

1. Oån định lớp: 1p

2. Kiểm tra bài cũ: 5p

- Hỏi: Hãy nêu các bước thực hiện một bài văn lập luận chứng minh? (bốn bước:tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa).

- Hỏi: cho biết nhiệm vụ của từng phần của dàn ý văn lập luận chứng minh.

- Hỏi : Hãy nêu 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động . Cho ví dụ minh họa. 3. Bài mới: 1p

Tuần qua chúng ta đã có một tiết nghị luận chứng minh. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố một số yêu cầu của nghị luận chứng minh và tiếp tục luyện tập với các nội dung đã được học nhưng ở mức độ cao hơn. Việc này sẽ cho các em thành thạo hơn cách tiếp cận với các vấn đề thuộc kiểu bài này.

4.Bài mới:

Giáo viên ghi tựa bài làm bảng, học sinh mở sách giáo khoa trang 51.

TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

13p

20p

*Hoạt động 1:

-Yêu cầu học sinh đọc nhiều lần các đề bài trong SGK .

_ Đây là dạng đề bài của bài văn gì?

_ Hãy nhắc lại yêu cầu của một đọan văn chứng minh ?

*Hoạt động 2:

-Hướng dẫn HS thảo luận

_ Yêu cầu học sinh trình bày đọan văn của mình theo tổ :

+ 1 HS đọc đọan văn chứng minh + 1 HS lên bảng ghi dàn ý cho đọan _ Gọi nhận xét .

_ GV nhận xét bổ sung cho dàn ý hòan chỉnh .

-HS đọc các đề tập làm văn trong SGK.

-Đây là các đề văn chứng minh. -Cần có câu chủ đề làm rõ luận điểm của đọan văn, các câu khác trong đọan văn phải làm sáng tỏ cho luận điểm.các lí lẽ và dẫn chứng phải sắp xếp hợp lý .

-HS thảo luận dàn ý theo nhóm đã chuẩn bị

-Trình bày trước lớp -Hs các tổ khác nhận xét .

Đề 2 :Chứng minh rằng “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.

- Nêu vấn đề : Văn chương có ý nghĩa đối với đời sống con người , gây cho ta những tình cảm ta không có .

_ Dẫn chứng :

+ Tình cảm đối với tầng lớp lao động thấy được phẩm chất tốt đẹp của họ qua ca dao , tục ngữ , truyện …( Đói cho sạch, rách cho thơm ; Rủ nhau đi cấy đi cày…; Lượm ; Đêm nay Bác không ngủ; Vượt thác ; Cuộc chia tay của những con búp bê;…)

+ Tình cảm đối với thiên nhiên đất nước; niềm yêu mến, tự hào ,.. . ( Sông nước Cà Mau ; Côn Sơn ca; Cô Tô ;…)

_ Kết luận : Giá trị của văn chương , lời nói của Hòai Thanh là đúng …

Đề 3 :Chứng minh rằng “ Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có

luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có…

_ Dẫn chứng :

+ Tình cảm đối với gia đình, người thân; ( Cuộc chia tay của những con búp bê; Tục ngữ về con người -gia đình ; Những bài ca dao về tình cảm gia đình; …) + Tình cảm đối với thầy cô, bạn bè ( Ca dao, Tục ngữ , Bài học đường đời đầu tiên, … )

+ Tình cảm với quê hương đất nước ( Ca dao ,tục ngữ; Quê hương ,…)

Đề 8 : Chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người .

_ Nêu vấn đề : Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người …

_ Dẫn chứng :

+ Nạn phá rừng dẫn đến thiên tai lũ lụt…

+ Khai thác thủy hải sản không có kế hoạch , bằng các phương tiện nguy hiểm dẫn đến nguồn tài nguyên cạn kiệt . + Chất thải công nghiệp độc hại dẫn đến xuất hiện các bệnh truyền nhiễm lạ…

_ Kết luận : Cần bảo vệ thiên nhiên…

Đề 5: Chứng minh rằng “Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi”

_ Nêu vấn đề : Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

_ Dẫn chứng :

+ Nói với các đại biểu Tân Trào đến chào mừng ủy ban dân tộc giải phóng “ Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em có cơm ăn , có áo ấm , được đi học, không lam lũ mãi như thế này …”

+ Mùa thu năm 1945 , ngày khai trường đầu tiên , Bác đã viết thư gửi thiếu nhi tòan quốc : “ Các em hãy siêng năng học tập, ngoan ngoãn , nghe thầy, đua bạn. Trong công cuộc kiến thiết nước nhà trông mong ở các em rất nhiều”

+Bài thơ “ Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”

Oa…!Oa…!Oa…!

Cha trốn không đi lính nước nhà. Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi. Phải theo mẹ tới ở nhà pha _ Kết luận : Trái tim tràn đầy yêu thương của Bác …

5.Củng cố: 3p

Nhắc lại kiến thức văn nghị luận 6.Dặn dò:2p

-Lập dàn ý cho đề bài (Giáo viên tự chọn). -Soạn bài: Ôân tập văn nghị luận.

Rút kinh nghiệm :

……… ……….

Tuần 28 Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Tiết 101

I. Mục tiêu bài học:

Ôn tập văn nghị luận : giúp HS.

_ Nắm được luận đểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. _ Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học. _ Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.

II.Chuẩn bị::

-GV: SGK,SGV, giáo án, bảng phụ -HS: Soạn các câu hỏi SGK

III.Tiến trình giảng dạy: 1/. Ổn định lớp:

2/. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị bài ôn tập của HS. 3/ Giới thiệu bài :

Qua các bài văn nghị luận đã học, các em đã được học và làm quen với cụm văn bản nghị luận trong đó có các bài thuộc kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích, có kết hợp bình luận. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập văn nghị luận để nắm vững lại các đặc điểm của nó.

4.Bài mới:

TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

*Hoạt động 1:

- Gọi HS đọc lại các bài nghị luận đã học ( bài 21, 23, 24, 25 ) và điền vào khung câm trên bảng theo mẫu trong SGK/66.

- HS đọc lại các bài nghị luận đã học ( bài 21, 23, 24, 25 ) và điền vào khung câm trên bảng theo mẫu trong SGK/66.

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 66)