Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 127)

và bình luận . - Giàu hình ảnh , chất trữ tình . 5.Củng cố: Nhắc lại kiến thức cũ 6.Dặn dò: -Học bài -Chuẩn bị: KTHK II Rút kinh nghiệm : ……… ………

Tuần 33 Tiếng Việt DẤU GẠCH NGANG

Tiết 122 Ngày dạy:

I/ Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Nắm được công dụng của dấu của dấu gạch ngang . Biết dùng dấu gạch ngang , phân biệt gạch ngang với dấu gạch nối.

II/Chuẩn bị:

-GV: SGK, SGV, Giáo án

-HS: Đọc SGK và soạn các câu hỏi

III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ:

Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? 3.Giới thiệu bài:

4.Bài mới:

tg HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC

SINH NỘI DUNG

*Hoạt động 1 :

trang 129 , 130 . - Treo bảng phụ .

- Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang dùng để làm gì ?

- Từ ví dụ trên em hãy rút ra công dụng của dấu gạch ngang .

- Bài tập nhanh : GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập , yêu cầu hs điền dấu gạch ngang đúng vị trí và cho biết tại sao điền như thế ?

- GV ghi vd lên bảng

- Dấu gạch nối có phải là dấu câu hay không ?

- Dấu gạch nối dùng để làm gì?

- Em có nhận xét gì về độ dài của dấu gạch nối so với dấu gạch ngang ?

- Từ quan sát vd , em hãy rút ra kết luận về phân biệt của mình? *Hoạt động 2: Luyện tập: -Gọi HS đọc và tìm công dụng của các dấu gạch ngang ở BT 1,2 –SGK

phụ

Vd a : Đánh dấu bộ phận chú thích , giải thích .

Vd b : Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật . Vd c : Để liệt kê . Vd d : Nối các từ nằm trong một liên danh *Dấu gạch ngang có những công dụng sau : -Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê ; -Nối các cụm từ trong một liên danh. -làm BT nhanh -Đọc ví dụ phần II - Không phải là một loại dấu câu.

- Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

-Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. -Dựa vào ghi nhớ -Đọc và làm BT 1, 2

Dấu gạch ngang có những công dụng sau:

-Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê ;

-Nối các cụm từ trong một liên danh.

Ví dụ :

II – Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :

Cần phân biệt dấu gạch nối với dấu gạch ngang :

-Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

Vd : Pa-ri , Lênin , Vác_sa_va . - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

III – Luyện tập :

1.Công dụng của dấu gạch ngang: a.Đặt ở giữa câu để đáng dấu bộ phận chú thích.

b. Đặt ở giữa câu để đáng dấu bộ phận chú thích.

-GV cho HS làm BT 3 theo nhóm. -Gọi các nhóm trình bày -GV tổng kết chung -Làm BT 3 theo nhóm và trình bày trước lớp c.Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật ; dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu bộ phận chú thích ; dấu gạch ngang thứ ba dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật ; dấu gạch ngang thứ tư dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.

d.Dùng để nối hai từ trong một liên danh.

e. Dùng để nối hai từ trong một liên danh.

2.Dấu gạch ngang trong từ Bec-lin dùng để nối các tiếng trong một cụm từ tiếng nước ngoài.

3.Đặt câu có dùng dấu gạch ngang: -Sùng Bà – nhân vật chính trong chèo Quan Âm Thị Kính – đại diện cho cái ác, cho giai cấp thống trị. -Bạn Nam – lớp trưởng của tôi- được tuyển chọn dự họp mặt học sinh giỏi cả nước.

5.Củng cố : 6 – Dặn dò : -Học bài -Chuẩn bị : Ôn tập TV Rút kinh nghiệm : ……… ……… Tuần 33 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

Tiết 123 Ngày dạy:

I/ Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

Hệ thống kiến thức về kiểu câu đơn và các câu đã học.

II/Chuẩn bị:

-GV: SGK, SGV, Giáo án

-HS: Đọc SGK và soạn các câu hỏi

III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài: 4.Bài mới:

TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG

- Câu phân loại theo mục đích nói gồm những câu nào?

- Câu nghi vấn , câu trần thuật , câu cầu khiến , câu cảm thán dùng với mục đích gì ? Cho vd 4 kiểu câu .

- Dấu hiệu nào để phân biệt từng kiểu câu .

- Nếu phân loại theo cấu tạo ta có những loại câu gì ?

- Phân biệt câu bình thường và câu đặc biệt khác nhau như thế nào? Cho vd .

- Hãy kể các loại dấu đã học?

- Chức năng của từng loại dấu? Cho vd .

-Câu phân loại theo mục đích nói gồm những câu : -Câu trần thuật . - Câu nghi vấn . - Câu cầu khiến . - Câu cảm thán . -Mục đích:

+Câu trần thuật: kể +Câu nghi vấn : hỏi + Câu cầu khiến : sai khiến, bộc lộ cảm xúc +Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc

-Dựa vào dấu câu. -Phân theo cấu tạo ta có những loại câu: câu bình thường, câu đăïc biệt - So sánh: Câu đơn bình thường có đầy đủ cụm C_V, câu đặc biệt thì không phân biệt được chủ ngữ, vị ngữ. cho ví dụ minh họa .

- Các loại dấu câu đã học: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang - Xác định :

*Dấu chấm lửng:

Dấu chấm lửng được dùng để:

-Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở ngập ngừng, ngắt quãng. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay châm biếm, hài hước.

*Dấu chấm phẩy:

Dấu chấm phẩy dùng để : -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

A – Phân loại theo mục đích nói: - Câu trần thuật .

- Câu nghi vấn . - Câu cầu khiến . - Câu cảm thán . B – Phân loại theo cấu tạo: - Câu bình thường - Câu đặc biệt . II – Các dấu câu: - Dấu chấm . - Dấu phẩy . - Dấu chấm phẩy . - Dấu chấm lửng . - Dấu gạch ngang .

*Dấu gạch ngang có những công dụng sau : -Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê ; -Nối các cụm từ trong một liên danh. 5. Củng cố: 6. Dặn dò: -Học bài -Chuẩn bị : Ôn tập TV (tt) Rút kinh nghiệm : ……… ………

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 127)