Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại nói những tấn trò mà

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 99)

III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1)Ổn định lớp:

2)Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại nói những tấn trò mà

lại nói những tấn trò mà VaRen bày ra với Phan Bội Châu là “Những trò lố” ?

Trò lố thứ 1: VaRen do sức ép

của công luận, nửa chính thức hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng “ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã” và trong 4 tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

 Hắn hứa nhưng không tích cực thực hiện.

Trò lố thứ 2: Đến Sài Gòn,

VaRen được tiếp rước long trọng với những lời chúc tụng, với những cuộc tuần du linh đình qua khu phố bản xứ. Trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Hắn đâu còn nhớ đến lời hứa của mình. Có phải chăng đó là “cách chăm sóc” Phan Bội Châu , vẫn để Phan Bội Châu “nghỉ ngơi” trong tù.

Trò lố thứ 3: Từ Sài Gòn ra Hà

Nội, VaRen dừng lại ở Huế, triều đình An Nam do hoàng đế dẫn đầu sẽ tất tưởi đi nghênh tiếp hiện thân tôn nghiêm của nước Pháp. Ông được đón tiếp long trọng và được gắn mề đay. Trong khi đó Phan Bội Châu

TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

vẫn nằm tù.

 Một tên bất lương, một kẻ phản bội giai cấp vô sản, một tên chính khách đã bị đồng nbọn đuổi ra khỏi tập đoàn mà lại được trọng vọng như thế. Thật là lố bịch và buồn cười !

Trò lố thứ 4:

a. Lời dụ dỗ: trơ trẽn và lố bịch.

“ tôi đem tự do đến cho ông đây ! – VaRen tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kếch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm.

Nhưng có qua phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lý”.

 Tự do mà VaRen đem đến cho Phan Bội Châu là tự do có điều kiện chứ không phải là lòng tốt thật sự: tự do mà phải hợp tác với kẻ thù.

Đấy là sự lố bịch vì chẳng bao giờ Phan Bội Châu chấp nhận hợp tác với giặc. Vậy thì sự tự do sẽ không được thực hiện  Lời nói mâu thuẫn với thực tế.

b. “chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một sự tự trị, một nước Pháp ở Châu Á “.

 Lời nói của VaRen thật nực cười bởi vì nước ta muốn trở thành “một quốc gia tân tiến lớn”, thực dân Pháp đã bỏ tù, đã giết hại bao nhiêu người Việt Nam yêu nước (Hs giải

TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

thích thêm).

c. “…hãy từ bỏ những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy là ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông !”.

 Câu nói lố bịch của VaRen đã bảo một người yêu nước là Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của ông “Từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ”.

 Nếu thực hiện như lời của tên toàn quyền thỉ Phan Bội Châu sẽ mất tất cả: danh dự của bản thân, bạn bè, đồng chí và mất nước  vậy lời nói “ông sẽ được tất cả” là chuyện hão huyền. Ở đây chỉ là “được” về vật chất, tiền, của, cái “được” rất nhỏ so với cái “mất” (lương tâm, bạn bè, gia đình, tổ quốc) là rất lớn.

d. Nêu gương xấu mà tự hào là gương tốt:

Và tên toàn quyền đã kể cho Phan Bội Châu nghe chuyện về những trợ thủ của ông đã quay lưng ra đầu thú cộng tác với kẻ thù thực dân, nêu ra trường hợp của mình, kể tên các chiến hữu của hắn “đã đốt cháy những gì mình tôn thờ” để làm gương cho Phan Bội Châu.

Hắn đã không biết nhục, lẽ ra đó là những tấm gương xấu cần phải che giấu thì hắn lại huênh hoang và tự hào một cách trơ trẽn.

 Hắn tự hào về sự phản bội của mình: “ Trước tôi là đảng

TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

viên xã hội… giờ đây thì tôi làm toàn quyền”  Đấy là một vết nhơ lại được trưng ra để khoe khoang, ca ngợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chốt : VaRen đã rất lố bịch

không chỉ trong cách cư xử với Phan Bội Châu, một lãnh tụ của phong trào Duy Tân mà cả nhân cách, lý tưởng sống của hắn.

Những lời nói, hành động của hắn chẳng kém gì một vai hề của những lớp tuồng  hắn đã diễn những trò lố trước mặt Phan Bội Châu, một người đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân.

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 99)