Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn một câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu (9 điểm)

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 41)

1/ Câu rút gọn là câu :

A. Không cấu tạo theo mô hình CN-VN C. Lược bỏ một số thành phần của câu B. Câu cảm thán, gọi đáp D. Câu có hai thành phần CN-VN

2/ “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây “ chủ ngữ trong câu được lược bỏ vì :

A. Tránh lặp từ ngữ trong câu đứng trước C. Miêu tả sự vật, hiện tượng .

B. Ngụ ý việc nhớ ơn là của mọi người . D. Không cấu tạo theo mô hình CN_VN

3/ Tác dụng của câu đặc biệt :

A. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh từ ngữ ở câu trước . B. Xác định thời gian, nơi chốn, liệt kê, miêu tả sự vật, hiện tượng. C. Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp.

D. Câu b , c đúng .

E. Cả 3 câu a,b,c đều đúng.

4/ Câu nào sau đây là câu rút gọn:

A. Lom khom dưới núi tiều vài chú . C. Dừng chân đứng lại trời, non, nước. B. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc . D. Cả 2 câu ,b,c đều đúng.

5/ Câu nào sau đây là câu đặc biệt :

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Một đêm mùa xuân.

C. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. D. Bao giờ câu đi Hà Nội ? Ngày mai.

6/ Câu đặc biệt là câu :

A. Không cấu tạo theo mô hình CN_VN C. Lược bỏ một số thành phần của câu . B. Câu cảm thán, gọi đáp. D. Câu có hai thành phần CN_VN

7/Trạng ngữ dùng để :

A. Nêu chủ thể của câu hoặc hành động của chủ thể trong câu.

B. Trình bày rõ hòan cảnh điều nói trong câu. D. Câu b, c đúng. C. Nêu điều kiện thực hiện điều nói ở trong câu. E. Câu a,b,c đúng .

8/ Những câu sau đây, câu nào có cụm từ “Buổi sáng “ là trạng ngữ :

A. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng đáng nhớ .

B. Ở nơi đây vào buổi sáng , nhất là vào những ngày đông thì sương mù vẫn chưa tan. C. Thời điểm mà tôi tỉnh táo làm được nhiều việc nhất là buổi sáng.

D. Buổi sáng ! Oâng mặt trời đã vén màn mây chiếu những tia nắng lung linh .

9/ “ Cơn gío mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm của lá như báo

trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết “ Câu văn trên sử dụng :

A. Trạng ngữ chỉ thời gian C. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ phương tiện D. Trạng ngữ chỉ cách thức. 10/ Các từ “ ở trên, dưới, trong , ngòai, trước, sau,…” thường đứng trứơc :

A. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ không gian. B. Trạng ngữ chỉ phương tiện D. Trạng ngữ chỉ cách thức.

11/ Các từ “ vì, do, bởi, tại, tại vì …” thường đứng trước :

A. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ phương tiện B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ cách thức

12/ Câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người,vật khác là

A. Câu bình thường B. Câu bị động C. Câu chủ động D. Câu đặc biệt

13/ Câu nào sau đây không phải là câu bị động:

A. Em được mẹ khen. C. Cái bàn này được làm bằng gỗ thông. B. Chúng em đến trường. D. Cái đèn lồng được treo trên cây mận.

14/ “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong

hòm.” Đọan văn trên có sử dụng :

A. Câu bị động B. Câu đặc biệt C. Câu rút gọn. D. Câu a , B đúng E. Câu a , c đúng

15/ Tác dụng của câu rút gọn :

A. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh từ ngữ ở câu trước . B. Liệt kê, miêu tả sự vật hiện tượng, bộc lộ cảm xúc,

C. Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người . D. Câu a, c đúng

E. Cả ba câu a , b, c, đều đúng.

16/ Câu có chủ ngữ chỉ người vật được hành động của người, vật khác hướng vào là :

A. Câu bình thường B. Câu bị động C. Câu chủ động D. Câu đặc biệt

17/ Câu văn “ Với dáng điệu khép nép nó đã đến trình bày với cô giáo nguyên nhân của sự việc

đó “ là câu có :

A. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ phương tiện B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ cách thức

18/ Câu nào sau đây không phải là câu chủ động :

A. Mọi người yêu mến em . C . Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. B. Thầy giáo phê bình em. D. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi .

Một phần của tài liệu Giáo án nGữ văn 7 HK II (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w