II. CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ
-HS: Đọc sách giáo khoa và soạn các câu hỏi của bài.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:1p 2.Kiểm tra bài cũ: 5p
3.Giới thiệu bài:1p
Trong các tiết trước, các em đã được tìm hiểu rất kĩ về văn nghị luận. Đó là tên gọi chung của một số thể văn (chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận …). Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về một thể loại cụ thể, đó là kiểu bài lập luận chứng minh qua bài học “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh”. 4.Bài mới: TG HĐGV HĐHS Nội dung 23p *Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I: Mục đích và phương pháp chứng minh. GV gọi HS đọc câu 1 ở SGK _ Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào ?
_ To đó em rút ra nhận xét thế nào là chứng minh?
Từ đó, giúp HS hiểu được mục đích của chứng minh là gì? GV nêu câu hỏi 2. HS trả lời: -Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy? GV nêu một số tình huống để HS thảo luận:
_ Nam có việc gấp, mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở quê.
-Đọc
-Trong đời sống, khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của em là sự thật, em nói thật không phải nói dối em phải:
+ Đưa ra những bằng chứng để thuyết phục.
+ Bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vâït chứng), sự việc, số liệu.
+ Từ đó có thể nói: chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để chứng tỏ sự đúng đắn của v/đ.
-Trong đời sống, người ta dùng sự thật (dẫn chứng xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin
-Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ được sử dụng lời văn. Vì vậy, khi muốn chứng minh v/đ ta cũng chỉ có cách dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ v/đ.
HS thảo luận :
+ Nam phải chứng tỏ được đây là xe của bạn, có đủ giấy tờ
I / Mục đích và phương pháp chứng minh: chứng minh:
-Trong đời sống, người ta dùng sự thật (dẫn chứng xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
-Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
-Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. II.Luyện tập :
Văn bản : Không sợ sai lầm a.Luận điểm của bài là : Không sợ sai lầm. Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghịêm, tìm con đường khác để tiến lên.
Những câu văn mang luận điểm là :
-Đầu đề bài
-Một người … làm gì cũng sợ sai lầm …suốt đời không bao giờ có tính tự lập được.
-Thất bại là mẹ của thành công. -Những người sáng suốt dám làm., không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
12p
Vì quá lo, quá vội, bạn đã phóng xe quá nhanh và bị chú công an giữ xe lại, kiểm tra giấy tờ Nam lại quên tất cả ở trường. Vậy bạn phải trình bày với nhà chức trách như thế nào?
_ Trong phiên tòa xét xử, để khẳng định đó là tội phạm, người công tố phải làm gì ?
_ Gọi Hs đọc bài văn nghị luận “Đừng sợ vấp ngã” và trả lời câu hỏi: Gợi ý Phân tích văn bản: _ Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
_ Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào ? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không?
_ Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
*Hoạt động 2 : Luyện tập -Gọi HS đocï bài Không sợ sai lầm
-Tìm luận điểm của bài và những câu mang luận điểm đó ?
-Để chứng minh luận điểm, người viết đã nêu ra những luận cứ nào ? Những luận cứ đó có thuyết phục không ?
-Cách lập luận của bài này có gì khác so với bài: Đừng sợ vấp ngã ?
đăng ký, có bằng lái xe, có chứng minh thư của bạn (vâït chứng) và bạn phải trình bày được lí do vì sao phải đi nhanh để chú công an thông cảm. Vậy Nam đã phải chứng minh 1 v/đ, làm rõ 1 sự thật: bạn đã đi xe máy quá nhanh trên đường). + Phải đưa ra được những lí do thật xác đáng để chứng minh người ấy có tội như vật chứng, nhân chứng...
-HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi
+ Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
+ Các luận điểm nhỏ: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Hs thảo luận -Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận chứng minh bằng một loạt các sự thật có độ tin cậy và sức thuyết phục cao như các tấm gương của: Oan – Đi – Xnây, Lui – Pa – Xtơ, L. Tôn – Xtôi, Henri – Pho, ca sĩ ô- pê –ra En – Ri – Cô Ca – Ru – Xô.
- Mục đích của phương pháp lập luận chứng minh là làm cho người đọc tin luận điểm mà mình nêu ra.
-Đọc bài phần luyện tập
-Tìm luận điểm và những câu mang luận điểm đó dựa vào văn bản.
-Dựa vào văn bản để tìm các luận cứ – nhận xét các luận cứ đó.
-Đọc lại bài Đừng sợ vấp ngã để so sánh.
b.Những luận cứ :
-Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn náht trước cuộc đời.
-Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì. Sia lầm đem đến bài học cho đời.
-Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm tiến lên.
Những luận cứ trên rất đúng với thức tế cuộc sống, có sức thuyết phục cao.
c.Cách lập luận của bài so với bài Đừng sợ vấp ngã :
-Phần mở đầu thể hiện ý khẳng định : đã sống là có phạm sai lầm. -Phần thân bài :
+Ở bài Đừng sợ vấp ngã tác giả nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử những người đã thành đạt, đã nổi danh để làm luận cứ.
+Ở bài này tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề. Lí lẽ trong bài nêu lên nhiều khía cạnh của vấn đề như : sợ sai lầm là trốn tránh thực tế. Sai lầm cũng có hai mặt : mặt gây tổn thất và mặt đem lại bài học bổ ích. Cứ mạnh dạn tiến hành công việc của mình dù có thất bại thì hãy xem thất bại là mẹ của thành công.
5.Củng cố: 2p
HS nhắc lại các điểm chính trong phần ghi nhớ. 6.Dặn dò: 1p
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị “luyện tập về phép lập luận chứng minh”.
+ Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Rút kinh nghiệm :
……… ………. Tuần 25 Tiếng Việt :
Tiết 89 Ngày dạy :
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Nắm được công dụng của trạng ngữ . Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. II. CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ
-HS: Đọc sách giáo khoa và soạn các câu hỏi của bài.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:1p 2.Kiểm tra bài cũ: 5p
Trạng ngữ là gì? Em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ. Kể ra các trạng ngữ có mấy loại thường gặp. Cho Ví dụ.
3.Giới thiệu bài:1p 4.Bài mới: TG HĐGV HĐHS Nội dung 18p *Hoạt động 1: Tìm công dụng của trạng ngữ. _ Tìm trạng ngữ trong những câu văn trong Ví dụ SGK ? _ Các trạng ngữ vừa tìm ở các câu trên có lược bỏ được không ? Vì sao ?
_ Trạng ngữ có công dụng như thế nào trong câu ?
_ Trong văn nghị luận em phải sắp xếp luận cứ theo trình tự nhất định. Trạng ngữ giữ vai trò như thế nào ?
_ Gọi Hs đọc ví dụ 1 II . Câu văn
-HS đọc các ví dụ -Xác định các trạng ngữ: Thường thường vào khoảng đó…Sáng dậy… Trên giàn thiên lý…Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong… -Các trạng ngữ nên lược bỏ vì => Xác định hoàn cảnh, điều kiện, diễn ra sự việc nêu trong câu. Nội dung câu đầy đủ, chính xác
-Công dụng của trạng ngữ là làm cho câu mang ý nghĩa đầy đủ, chính xác. Đọan văn sẽ mạch lạc hơn nếu có trạng ngữ. _ Nối kết , các đọan với nhau mạch lạc
-Đọc ví dụ
I/
Công dụng của trạng ngữ :
Trạng ngữ có các công dụng sau: -Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
-Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
II.
Tách trạng ngữ thành câu riêng
Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện một tình huống cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng . III
. Luyện tập :
15p
in đậm có gì đặc biệt ?
_ Việc tách câu như vậy có tác dụng gì ?
*Hoạt động 2: Luyện tập
_ Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
_ Gọi HS xác định trạng ngữ và nêu công dụng của nó ?
-Chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu a và b, nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành?
-GV hướng dẫn hS viết đoạn văn có sử dụng thêm các trạng ngữ.
Là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập .
-Có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng, tự hào với tương lai của Tiếng Việt.
-Hs đọc bài tập1.
-Xác định được các trạng ngữ và nêu tác dụng của nó.
-Đọc nội dung trong các chuỗi câu a, b để xác định các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng và nêu tác dụng của nó.
a. Ở loại bài thứ nhất …Ởloại bài thứ hai… loại bài thứ hai…
b. Đã bao lần…Lần đầu tiênchập chững bước đi…Lần đầu tiên chập chững bước đi…Lần đầu tiên tập bơi …Lần đầu tiên chơi bóng bàn…Lúc còn học phổ thông …Về môn hóa…
=> Trạng ngữ bổ sung thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp bài văn trở nên rõ ràng dễ hiểu. 2/Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ, nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành: a.Năm 72 (nhấn mạnh ý về thời gian)
b.Trong lúc tiếng noon vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ noon ly biệt, bồn chồn (thể hiện một tình huống dạt dào cảm xúc)
3. Viết đoạn văn: Tham khảo Từ khi còn bé, em đã nằm lắng nghe tiếng mẹ ru êm. Những hình ảnh “con cò bay lả, bay la”, những từ ngữ “gập ghềnh, lắt lẻo” đã dần dần in sâu vào tâm trí em.
Lớn lên, em được đi học và mỗi năm lên một lớp cao hơn. Qua sách giáo khoa, qua các bài giảng của thầy, qua sách báo đọc thêm, em đã thuộc bao nhiêu là câu văn hay, câu thơ đẹp:
Cô kia tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
(ca dao)
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều)
Càng ngày em càng hiểu ra TV của mình thật giàu và đẹp, em càng yêu quý TV như yêu quý cảnh bờ sông, đồng lúa quê em. *Các trạng ngữ đã dùng: -Từ khi còn thơ bé: chỉ thời gian -lớn lên: chỉ thời gian
-qua sách giáo khoa, qua các bài giảng của thầy, qua sách báo đọc thêm: chỉ các phương tiện.
Các trạng ngữ này cần có để chỉ rõ thời gian xảy ra sự việc. Có
trạng ngữ còn chỉ ra các phương tiện học tập.
5. Củng cố: 4p
- Trạng ngữ có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ để minh họa. - Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
6. Dặn dò:1p
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn tất các bài tập còn lại. - Chuẩn bị tốt kiểm tra Tiếng Việt.
Rút kinh nghiệm : ……… ………. Tuần 25 Tiết 90 Ngày dạy:
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Ôn lại tòanbộ các kiến thức phần Tiếng Việt đã học. -Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài II. CHUẨN BỊ:
-GV:Soạn đề phù hợp với HS -HS: Ôn lại kiến thức TV đã học
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:1p
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài: Giáo viên kiểm tra giấy kiểm tra của học sinh, nhắc những qui định trong giờ kiểm tra.
4.Bài mới: Phát đề cho học sinh làm
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Câu rút gọn Câu đặc biệt
Thêm trạng ngữ cho câu
Trường : THCS Phú Thành A Ngày ………..…tháng ..………….năm……… Lớp : Bảy…… KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ A
Điểm Lời phê