9. Tuổi thọ trung bình
10. Chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên, thiếu niên thiếu niên
11. Tỷ lệ mắc và chết các bệnh chính12. Tỷ suất chết trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi 12. Tỷ suất chết trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi 13. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 14. Mức tiêu thụ calorie ...
- Thông tin từ những hệ thống khác
Mặc dù hiện nay có khá nhiều chủng loại thông tin dân số và đã trải qua thực tế nhiều năm sử dụng các chỉ báo dân số nhưng trong lĩnh vực thông tin vẫn còn khá nhiều khó khăn. Đó là :
(1) Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng KH/CS và cung cấp, trao đổi thông tin (giữa các cơ quan kế hoạch với nhau, giữa cơ quan kế hoạch với cơ quan cung cấp số liệu dân số ...).
(2) Thiếu số liệu dân số cần cho việc lồng ghép, thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất là thiếu chỉ báo cụ thể cho từng lĩnh vực, thứ hai là nhiều chỉ báo không liên tục theo thời gian, trong khi yêu cầu các chỉ báo này phải phản ánh hiện tượng một cách liên tục theo thời gian.
(3) Số liệu dân số cung cấp không kịp thời. Việc xây dựng kế hoạch, chính sách có thời gian tính rất xa, nhất là kế hoạch hàng năm, trong khi đó các chỉ báo cung cấp muộn, chậm được cập nhật nên nếu sử dụng thì mất tính thời sự, giảm tác dụng của các giải pháp, chính sách.
(4) Các chỉ báo dân số không đáng tin cậy. Khó khăn này không chỉ ngăn cản việc sử dụng các chỉ báo dân số, mà còn góp phần giảm hiệu lực của những giải pháp, chính sách được đề xuất;
Vì vậy, hoàn thiện Hệ thống thông tin DS -PT vừa là yêu cầu cấp bách vừa là điều kiện để lồng ghép biến dân số trong kế hoạch hoá phát triển.
2.2 Tăng cường cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép
Hiện nay, nước ta chưa ban hành văn bản quy định việc lồng ghé p dân số vào quy trình. Hiện mới chỉ có quy trình chung về xây dựng kế hoạch. Mặc dù có sử dụng số liệu dân số vào việc lập KH/CS song còn tuỳ tiện và thiếu sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các đơn vị, cơ quan với nhau và thực sự chưa đưa được các vấn đề dân số – phát triển KTXH để xử lý trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách. Vì vậy, cần có khuôn khổ pháp lý cho việc lồng ghép dân số vào quy trình KHH cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin,
2.3 Nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ kế hoạch các cấp về lồng ghép
Như trong Lời nói đầu đã nêu rõ, mãi đầu những năm 90 của thế kỷ 20, ở nước ta, mới bắt đầu nghiên cứu giảng dạy về quan hệ “Dân số và phát triển“, còn Lồng ghép DS và PT thì còn muộn hơn. Vì vậy, t rình độ/kỹ thuật lồng ghép của cán bộ còn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, chưa được hướng dẫn về kỹ thuậ t sử dụng dân số trong xây dựng kế hoạch/chính sách.
Do đó, điều kiện không thể thiếu được là phải nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ về lồng ghép, trong đó đặc biệt chú ý là kiến thức về quan hệ Dân
số và phát triển, kỹ năng lồng ghép, phương pháp lập kế hoạch dựa trên kết quả và phần mềm dự báo dân số SPECTRUM.
Như vậy, những khó khăn trên bao gồm cả trong lĩnh vực lý luận, phương pháp, kỹ năng làm việc thực tế và tổ chức bộ máy làm việc, kể cả thu thập, xử lý, cung cấp, trao đổi thông tin dân số và xây dựng kế hoạch/chính sách. Việc khắc phục những khó khăn đó đòi hỏi sự phối hợp nhiều cơ quan chức năng, giải quyết đồng bộ từ khuôn khổ pháp lý (về công tác thống kê, kế hoạch) cho đến nghiên cứu lý luận về dân số-phát triển, dân số học, kế hoạch hoá và kỹ thuật lồng ghép dân số vào KHH cũng như tổ chức quy trình công tác kế hoạch hoá và cung cấp thông tin.
*
* *
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Kế hoạch là một trong những công cụ quản lý sự phát triển. Lập kế hoạch là chức năng của các cơ quan quản lý. Mối quan hệ hữu cơ giữa dân số và phát triển là cơ sở là nền tảng cho việc lồng ghép dân số vào quá trình KHH phát triển ở mọi cấp độ của kế hoạch, từ chính sách đến các dự án và mọi khâu trong quá trình KHH. Điều này có nghĩa là phải phân tích mối quan hệ nhân -quả giữa dân số và phát triển trong tất cả các công đoạn: Phân tích tình hình, xác định mục tiêu, lựa chọn giải pháp, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá.
Lồng ghép dân số vào quá trình KHH phát triển nâng cao tính phù hợp, tính hiệu quả của kế hoạch. Để quá trình này diễn ra trôi chảy cần có bộ chỉ tiêu về dân số và về phát triển, trình độ cán bộ kế hoạch và cần có cơ sở pháp luật yêu cầu và đảm bảo điều kiện.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5
1. Thế nào là lồng ghép? Ở địa phương anh/chị đã lồn g ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển nào?
2. a/ Nếu ở địa phương anh/chị đã lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển hãy nêu những lợi ích của hoạt động này?
b/ Nếu ở địa phương anh/chị chưa lồng ghộp biến dân số vào các kế hoạch phát triển hãy nêu những hậu quả của tình trạng này đó?
3. Điều kiện để lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển. Liên hệ với địa phương.
4.Hãy lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hóa: (1) Xóa đói, giảm nghèo, (2) Kế hoạch giáo dục, (3) Kế hoạch chăm súc sức khoẻ tại địa phương.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG PHÁP TÍNH HDI MỚI CỦA LIÊN HỢP QUỐC, SỬ DỤNG TỪ NĂM 2010 TỪ NĂM 2010
Trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên hợp quốc bắt dầu sử dụng phương pháp mới để tính Chỉ số phát triển con người (HDI) thay cho phương pháp cũ áp dụng từ năm 1990.
Để tính HDI, ba chỉ số thành phần sau đây được sử dụng: 1.Chỉ số tuổi thọ kỳ vọng: (LEI)
2. Chỉ số giáo dục (EI)
2.1 Chỉ số số năm đi học trung bình (MYSI)
2.2Chỉ số số năm đi học kỳ vọng: (EYSI)
3.Chỉ số thu nhập (II)
Cuối cùng HDI là trung bình nhân của 3 chỉ số thành phần nói trên.
LE: Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh MYS: Số năm đi học trung bình của những người từ 25 tuổi trở lên.
EYS: Số năm đi học kỳ vọng trong suốt cuộc đời của những người từ 5 tuổi trở lên. GNIpc: Thu nhập quốc dân ( tính theo sức mua tương đương) bình quân đầu người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I: CHƯƠNG I:
1.E. Wayne Nafziger. Kinh tế học của các nước đang phát triển. NXB Thống kê. Hà Nội -1998. Chương 9 “Dân số và Phát triển”, trang 327- 369.
3.Đặng Nguyên Anh. Xã hội học Dân số, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007, trang 69
CHƯƠNG 2
4.Nguyễn Đình Cử; Lưu Bích Ngọc. Tác động của Dân số đến kinh tế ở nước ta. Tạp chí kinh tế và phát triển. Đại học KTQD. Số tháng 7-2000
5.Nguyễn Đình Cử. Mối quan hệ giữa mức sống dân cư và mức sinh. Tạp chí Gia đình và trẻ em. Số tháng 3-2003
6.UNFPA. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Bản dịch tiếng Việt của Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Hà nội, 6 -2008
7.Việt Báo, 30-11-2006
8.[http://laodong.com.vn/tin-tuc/nua-trieu-nguoi-chau-phi-sap-chet-doi/52746]
CHƯƠNG 3
9.Ngân hàng thế giới. Đưa vấn đề giới vào phát triển. NXB Văn hoá -Thông tin. Hà Nội, 2001
10.Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Báo cáo phát triển con người Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001
11.UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp lồng ghép dân số vào KHH chăm sóc sức khoẻ. NXB Thế giới. 2005
12. Tổng cục Dân số - KHHGĐ Quỹ dân số Liên hợp quốc. Cẩm nang lồng ghép giới trong các chương trình dân số/SKSS . Hà nội 2009
CHƯƠNG 4
13. Nguyễn Đình Cử (Chủ biên): Giáo trình Dân số và Phát triển. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1992. (Chương VII: Dân số và Môi trường).
14. Ngân hàng thế giới: Phát triển và Môi trường, Hà Nội, 1993. (Bản tiếng việt).
15. Viện tầm nhìn thế giới: Tín hiệu sống còn. Bản tiếng Việt. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1996.
16. UNFPA. Vì sao vấn đề dân số lại quan trọng? Bản tiếng Việt.
17. Trung tâm Dân số - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Dân số học, dành cho học viên các lớp 3 tháng. Hà Nội,1990.
18.Bộ KH và Môi trường.Môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học kỹ thuật.Hà Nội,1995.
19. http://www. vnu.edu.vn/ 20. http://www.tinthuongmai.vn/. 21. http://www.vinachem.com.vn/ 22. http://www.http://vea.gov.vn/
23. http://lid.agu.edu.vn/
CHƯƠNG 5
24. Bộ KH và ĐT. Cơ sở lý luận về Dân số - phát triển và lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển. NXB Thế giới. Hà Nội, 2005
25.Ngân hàng thế giới. Đưa vấn đề giới vào phát triển. NXB Văn hoá -Thông tin. Hà Nội, 2001
26.UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp lồng ghộp dân số vào KHH chăm sóc sức khoẻ. NXB Thế giới. 2005
27.UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp lồng ghép dân số vào KHH giáo dục. NXB Thế giới. 2005