Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 58)

I. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC

3. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số

Tác động của giáo dục đến dân số thông qua các yếu tố: kết hôn, sinh, chết và di dân. Tuy nhiên, tác động của giáo dục đến dân số không mang tính tức thời, mà hiệu quả của giáo dục đến dân số phải trải qua một thời kì mới được kiểm nghiệm. Ví dụ: tác động của giáo dục đến việc giảm mức sinh phải bắt đầu từ việc chuyển biến từ nhận thức truyền thống "đông con hơn nhiều của" sang nhận thức "gia đình ít con, ấm no hạnh phúc", đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai và sinh ít con. Tất nhiên, không chỉ có giáo dục mà còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến việc chuyển biến nhận thức này.

Dưới đây sẽ phân tích ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình dân số theo các khía cạnh khác nhau.

3.1 Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân

Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời; tuổi kết hôn lần đầu và ly hôn. Những người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ, thường được tự do lựa chọn người bạn đời, kết hôn muộn vì thời gian học tập kéo dài và quyết định ly hôn khi cần thiết. Cuộc điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994, cho thấy: Tuổi kết hôn trung vị của phụ nữ chưa đi học là 19,81 trong khi đó phụ nữ tốt nghiệp THPT trở lên là 23,96.

3.2 Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh

Kết quả của các cuộc điều tra về mức sinh ở Việt Nam đều xác nhận rằng, mối quan hệ giữa mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ là mối liên hệ “ngược”, tức là trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì mức sinh của họ càng thấp. Kết quả này thể hiện qua các nội dung sau:

(1) Trình độ học vấn càng cao, số con mong muốn càng ít

Tính quy luật này được thể hiện rất chặt chẽ ở tất cả các nhóm tuổi (Bảng 3.3).

Đối với những phụ nữ cùng nhóm tuổi thì các tác động có tính thời đại, như kinh tế, văn hóa, môi trường, chính sách ,... có thể xem là như nhau. Vì vậy, số con

mong muốn khác nhau có thể tập trung nhiều vào nguyên nhân trình độ học vấn khác biệt.

Bảng 3.3: Trình độ học vấn và số con mong muốn

Trình độ học vấn

Nhóm tuổi tại thời điểm điều tra

15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 Chưa đi học 3,03 3,11 3,31 3,67 3,84 3,90 4 , 12 Chưa TN Tiểu học 2,61 2,74 2,98 3,27 3,50 3,64 3 , 61 Tốt nghiệpTiểu học 2,50 2,49 2,67 2,91 3,07 3,24 3 , 30 Tốt nghiệp THCS 2,22 2,23 2,34 2,52 2,62 2,71 2 , 72 Tốt nghiệp THPT 2,00 2,06 2,12 2,18 2,32 2,33 2 , 42

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994 (2) Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng tỷ lệ

thuận với trình độ học vấn.

Mong muốn số con ít đã thúc đẩy những người phụ nữ có học vấn cao tìm kiếm và sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn, đặc biệt là các BPTT hiện đại Vì vậy, Bảng 3.4 cho thấy: Trình độ học càng cao thì tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng càng lớn.

Bảng 3.4: TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 1994

Trình độ giáo dục Tỷ lệ sử dụng BPTT Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại Số con đã sinh 1. Chưa đi học 35,24 26,15 4 , 02

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 55,70 36,59 3 , 98

3. Tiểu học 63,04 40,38 3 , 06

4. Trung học c ơ sở 73,75 52,12 2 , 58

5. Trung học phổ thông trở lên 76,37 48,39 1 , 87

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

Đặc biệt, việc sử dụng BPTT có “bước nhảy” lớn giữa phụ nữ chưa đi học và

phụ nữ đi học, dù chỉ là chưa tốt nghiệp Tiểu học. Chênh lệch sử dụng BPTT giữa hai nhóm này lên đến 20%! Phụ nữ “Trung học cơ sở” có tỷ lệ sử dụng BPTT nói chung và BPTT hiện đại cao gấp 2 lần phụ nữ chưa đi học!

(3) Mức sinh tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn

Phụ nữ mới có trình độ học vấn cao đẽ tiếp cận kiến thức về các BPTT và lựa chọn cho mình BPTT thích hợp, hiệu quả. Do vậy, mức sinh của họ thường thấp hơn mức sinh của những phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Đối với nam giới, trình độ giáo dục cao giúp họ dễ dàng chấp nhận chia sẻ công việc gia đình với vợ mình, thực hiện các BPTT và chấp nhận qui mô gia đình ít con. Khi tỷ lệ sử dụng BPTT tỷ

lệ thuận với trình độ học vấn thì đương nhiên mức sinh sẽ tỷ lệ nghịch với biến độc lập này. Có khoảng cách lớn giữa số con đã sinh của nhóm phụ nữ học vấn thấp và nhóm có trình độ học vấn cao: Năm 1994, ở độ tuổi 25 trở lên, phụ nữ chưa đi học có số con đã sinh trung bình nhiều gấp hơn hai lần nhóm phụ nữ có trình độ THPT trở lên (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Số con đã sinh của phụ nữ có chồng

Trình độ giáo dục Nhóm tuổi

15-24 25-34 35+

1. Chưa đi học 1,27 3,63 5 , 93

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 1,22 3,20 5 , 30

3. Tiểu học 0,98 2,68 4 , 52

4. Trung học cơ sở 1,06 2,45 3 , 61

5. Trung học phổ thông trở lên 0,90 1,72 2 , 58

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

Các cuộc điều tra sau này cũng khẳng định lại mối quan hệ tỷ lệ nghịch nói trên. Điều này đã từng gây lo ngại ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số. Tuy nhiên, sau hàng chục năm đẩy mạnh KHHGĐ, việc sử dụng BPTT và mức sinh đã không còn phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn nữa.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng để giáo dục có ảnh hưởng đến việc giảm sinh thì trình độ học vấn của dân số phải đạt đến một mức gọi là ngưỡng và đến "một ngưỡng" nhất định thì mức sinh không giảm nữa. Ngưỡng học vấn ảnh hưởng đến mức sinh ở các nước khác nhau thì khác nh au, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của nước đó.

3.3 Giáo dục ảnh hưởng đến mức chết

Trình độ giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết trẻ em. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục của phụ nữ là "chìa khoá" để giảm mức chết trẻ em. Theo số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 80,32 phần nghìn với con của các bà mẹ mù chữ; 50,77 phần nghìn với con của các bà mẹ chưa hết cấp I; 33,88 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THCS và 31,69 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THPT trở lên. Sở dĩ có tình trạng trên là vì phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con hơn, khoảng cách giữa hai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít hiểu biết cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, có thu nhập thấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi bị ốm đau. Tóm lại, giáo dục có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình sinh và chết của dân số. Tuy nhiên giáo dục là một trong các nhân tố thuộc yếu tố kinh tế xã hội, chỉ tác động đến sinh và chết thông qua các yếu tố trung gian như tuổi của bà mẹ khi sinh, khoảng cách giữa

hai lần sinh, số con sinh ra trong gia đình và tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai, điều kiện chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. v.v…

Ngoài ra, giáo dục còn ảnh hưởng đến di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển, thành thị là nơi có điều kiện sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm hơn. Do đó những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra thành thị làm ăn sinh sống. Điều này là nguyên nhân căn bản của căn bệnh "chảy máu chất xám" ở các vùng

nghèo hiện nay. Tuy nhiên, những cuộc di dân có tổ chức của những người có trình độ học vấn và trẻ khoẻ đi xây dựng các vùng kinh tế mới cũng góp phần thúc đẩy giáo dục ở các vùng kinh tế mới phát triển.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w