Các bước trong quy trình kế hoạch hoá các dự án dân số phát triển cũng bao gồm việc xác định vấn đề hiện trạng và xây dựng các mục tiêu; xác định và thiết kế các hoạt động của dự án; thực hiện giám sát và đánh giá dự án.
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU
Trong việc xác định vấn đề tồn tại và xây dựng các mục tiêu có những điểm đáng lưu ý như sau:
(1) Vấn đề tồn tại mà dự án muốn giải quyết được gọi là vấn đề mục tiêu.
Điều quan trọng là phải xác định rõ đó là vấn đề gì? Thí dụ: Vấn đề tồn tại trong huyện A là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến và Dự án phòng chống suy dinh dưỡng (gọi tắt là Dự án SDD) mong muốn giảm bớt một nửa số trẻ em suy dinh dưỡng trong 2 năm.
(2) Cần phải xác định đối tượng dân cư mà các hoạt động dịch vụ và nguồn lực của dự án hướng vào. Đó có thể là cá thể, hộ gia đình, nhóm dân cư và địa phận hành chính (xã, huyện, tỉnh) hoặc các vùng tự nhiên (vùng núi/biển). Điều quan trọng là phải xác định rõ ai là người bị ảnh hưởng bởi vấn đề, họ là ai? họ ở đâu? họ
có bao nhiêu người? và thực trạng của họ như thế nào? Nếu không xác định rõ, khi giám sát sẽ không biết dự án nhằm tới ai, và cũng không thể đánh giá được mức độ với tới đối tượng của dự án như thế nào. Liệu dự án có mang lại khác biệt gì trong
đời sống của nhân dân hay không? Để xác định đúng đối tượng dự án chúng ta sử dụng các khái niệm sau:
Dân cư có nguy cơ: là nhóm dân cư có nhiều khả năng nằm trong tình trạng có vấn đề mà dự án muốn giải quyết như: thu nhập thấp, mùa màng thất bát, không có tín dụng, suy dinh dưỡng, sức khoẻ kém...
Thí dụ: Trong Dự án SDD, dân cư có nguy cơ có thể là: Trẻ em dưới 5 tuổi trong các gia đình nghèo, bố mẹ có trìnhđộ học vấn thấp, trẻ em mồ côi,…
Dân cư cần: là tiểu nhóm dân cư nằm trong diện nhóm dân cư có nguy cơ đang thực sự nằm trong tình trạng có vấn đề... Thí dụ, những người bị suy dinh dưỡng, những người ốm đau cần thiết các dịch vụ y tế, những người nông dân nghèo cần có vay tín dụng.
Thí dụ: Dự án SDD cần lập danh sách trẻ em suy dinh dưỡng ở huyện A một cách chi tiết, như: Độ tuổi, nam/nữ, dân tộc, hoàn cảnh gia đình … sao cho có thể đủ cơ sở lập thứ tự ưu tiên, nếu Dự án không đủ nguồn lực can thiệp đến tất cả trẻ em suy dinh dưỡng trong huyện A.
Dân cư có nhu cầu: là những người thực sự được hưởng các dịch vụ hay nguồn lực của dự án.
Việc lựa chọn đối tượng trong số ba nhóm dân cư nêu trên để tập trung tác động tuỳ thuộc vào từng loại dự án. Thí dụ, Dự án tiêm chủng tốt hơn hết là phải bắt đầu từ dân cư có nguy cơ - đó là trẻ em trước tuổi đến trường là những đối tượng có nguy cơ đối với nhiều loại bệnh như bệnh sởi, bạch hầu... phòng ngừa những bệnh này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc điều trị khi các em bị bệnh. Đối với Dự án phòng, chống đau ruột thừa thì không nên bao gồm tất cả những người có nguy cơ vì số đau ruột thừa ít hơn nhiều so với số có nguy cơ.
Các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng hưởng lợi của dự án cần phải xác định một cách hợp lý. Trừ phi chúng ta có các tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng - nên bao gồm ai, nên loại trừ ai - ở đây có tình trạng bao gồm mọi người (diện quá rộng) hoặc một số nhóm dân cư nhất định có nguy cơ hoặc cần thì lại bị loại trừ (không bao hàm hết). Điều này sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ là các tiêu chuẩn quá nghiêm ngặt đến mức để có được chúng sẽ quá đắt đỏ, vì những thông tin cần thiết cho quy trình sàng lọc có thể sẽ quá tốn kém hay khó đạt được. Việc xác định hoặc chỉ rõ đối tượng dân cư tuỳ thuộc vào vấn đề cần giải quyết và vào những mối liên hệ của nó đối với nguồn lực và tác động. Cần thiết phải cân nhắc điều này một cách thận trọng. Có thể sử dụng một số cách để xác định và đánh giá số lượng ba loại dân cư nói trên, như người cung cấp thông tin chủ chốt, diễn đàn cộng đồng, sử dụng các chỉ báo thống kê, số liệu tổng điều tra và khảo sát.
Trong Dự án SDD, dân cư có nhu cầu là Danh sách trẻ em bị suy dinh dưỡng được hỗ trợ của Dự án SDD bổ sung dinh dưỡng. Danh sách này có thể bao trùm toàn bộ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở huyện A cũng có thể chỉ bao gồm một phần, tùy theo nguồn lực của Dự án. Cần chú ý tỷ lệ nam/nữ; độ tuổi trong danh sách này.
BƯỚC 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ PHỐI HỢP VỚI CÁC
DỰ ÁN BỔ SUNG
Sau khi đã xác định vấn đề hiện trạng và đối tượng dự án thì bước tiếp theo trong quy trình kế hoạch hoá là thiết kế các hoạt động của dự án và các dự án bổ sung cũng như phối hợp chúng với các bên liên quan.
Phân tích hiện trạng để biết vì sao xảy ra tình trạng đó? những yếu tố nào gây ra vấn đề? Nói một cách khác là xem xét, hiểu tường tận các yếu tố quyết định trong việc gây ra vấn đề hiện trạng để xác định những loại hoạt động nào của dự án là cần và đủ, là thích hợp để có thể đạt được các mục tiêu của dự án.
Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố quyết định đối với vấn đề mục tiêu sẽ giúp chúng ta biết phải giải quyết từng vấn đề. Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng là thiếu kiến thức của bố mẹ, người chăm sóc trẻ hay thiếu dinh dưỡng, nếu thiếu dinh dưỡng thì thiếu loại nào. Một khi hiểu được những yếu tố quyết định thì sẽ xác định được những lĩnh vực nào cần can thiệp và những hoạt động nào là thích hợp nhất, hiệu quả nhất phải tiến hành để đạt tới mục tiêu.
(2) Tìm hiểu kết quả của các hoạt động dự án
Sau khi xác định các hoạt động, bước tiếp theo là phải cân nhắc và xác định những tác động có thể mang lại từ các hoạt động đó. Cần thiết phải tìm hiểu một cách rộng rãi những kết quả có thể của dự án, cả trực tiếp và gián tiếp (thường là ngoài dự định) để xác định xem những dự án nào khác hoặc là phải thực hiện, hoặc là phải mở rộng để tối đa hoá tác động tích cực của dự án đang được cân nhắc hoặc để giảm thiếu tác động tiêu cực mà dự án có thể có.
Thí dụ: Xem xét Dự án SDD thấy có những tác động khác liên quan đến sức khỏe gia đình. Tác động trực tiếp có thể là trẻ em lên cân, tình trạng SDD giảm bớt hoặc chấm dứt. Tác động gián tiếp (thường là ngoài dự định) như sức khỏe người mẹ tốt hơn, gia đình hòa thuận hơn, thu nhập gia đình tăng lên, hệ thống nhà trẻ trong các xã hoạt động tốt hơn… Đó chính là việc xem xét các tác động hay những điều kiện bổ sung khác nhằm tối đa hoá kết quả của dự án.
(3) Xác định những mối liên kết nhân quả giữa các hoạt động và kết quả của dự án Trong khi thiết kế dự án, một bước quan trọng khác là phải xác định một cách rõ ràng các mối liên kết nhân quả giữa các hoạt động và kết quả của dự án. Phải xác định những tác động hay kết quả dự định hay ngoài dự định để làm cơ sở cho việc điều chỉnh dự án bằng cách thêm hoặc bớt một số những hoạt động cấu thành dự án, hay phải phối hợp một cách có hiệu quả với các dự án bổ sung hay đã có sẵn trong cộng đồng để giải quyết một cách tốt nhất những hậu quả tiêu cực hoặc phát huy kết quả tích cực có thể có từ dự án của chúng ta.
Thí dụ: Khi thực hiện Dự án SDD, giá thực phẩm, như trứng, cá, đậu đỗ,… ở huyện A sẽ tăng lên. Đối với những người được Dự án hỗ trợ thì không có vấn đề gì còn những người không được Dự án hỗ trợ thì sao? Họ chịu giá tăng lên nhưng không có khoản nào bù đặp. Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao mang lại lợi ích cho nhóm người này nhưng không gây ra tác động tiêu cực đối với các nhóm khác. Đó chính là tư duy DS-PT.
Sơ đồ 5.4 đưa ra một khuôn khổ tổng kết những điều đã thảo luận trong việc thiết kế các hoạt động của dự án và phối hợp với các dự án bổ sung. Thí dụ, Dự án SDD ở huyện A có tác động rộng lớn: Không những tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
giảm mà tỷ lệ sinh đẻ giảm, cải thiện sức khỏe bà mẹ, tăng t ỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ, mẫu giáo, lớp 1, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tăng thu nhập gia đình, gia đình đoàn kết hơn… Sử dụng điện có thể nâng cao thu nhập và do đó cho phép mọi người hưởng thụ nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, bao gồm cả những bi ện pháp tránh thai, giúp giảm tỷ lệ sinh đẻ.
Việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng sẽ có những tác động nhất định như thế nào? chúng ta phải tính toán đến những dự án khác đang được tiến hành ở cộng đồng. Những dự án bổ sung này cũng có những kết quả của nó – sử dụng thuỷ lợi, sử dụng tín dụng để mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng nhà trẻ, mẫu giáo, KHHGĐ…. sẽ
động của dự án và các kết quả kinh tế xã hội, nhân khẩu học
Đây là một thí dụ về cách tư duy, qua đó xem xét một dự án có thể được cân nhắc như thế nào, nó có mối quan hệ với các dự án bổ sung ra sao, nhằm cộng hưởng các kết quả chứ không phải là triệt tiêu lẫn nhau để tối đa hoá hiệu quả các dự án.
Thực hiện, giám sát và đánh giá dự án
Trong giai đoạn này chúng ta có thể xem xét dự án về mặt đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động của dự án.
(1) Các loại đầu vào, đầu ra của dự án
Đầu ra là bản thân dự án, còn đầu vào là tiền bạc, máy móc, tranh thiết bị và nhân lực triển khai dự án. Chúng ta phải xem xét tiền được tiêu để tạo ra những kết quả, văn bản, báo cáo, việc tổ chức, quản lý có đúng hay không; xem xét dự án có
được triển khai (Thí dụ như cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em) theo đúng tiến độ hay không; nó có được thực hiện trong khuôn khổ ngân sách hay không... Có lẽ, có rất ít sự lồng ghép DS-PT ở đây.
(2) Các kết quả và hiệu quả của dự án
Khi dự án kết thúc, một loạt câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Mục tiêu của Dự án có đạt được không? Đạt được ở mức độ nào? Vì sao đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra? Vì sao không đạt được? Dự án có với tới đối tượng dân cư của dự án hay dẫn đến những kết quả kinh tế xã hội như được trình bày trong Sơ đồ 5.4.
Sơ đồ 5.4: Khuôn khổ để xác định những mối liên hệ nhân quả giữa cáchoạt
Kết quả của dự án. Thí dụ: Dự án SDD huyện A Tác động lên các yếu tố KT-XH: -Thu nhập - Sản xuất - Việc làm - Tỷ lệ nhập học - Sức khỏe bà mẹ… Tác động lên các yếu tố quyết định sát sườn của các quá trình dân số: - Sử dụng biện pháp tránh thai - Chất lượng dân số - Khẩu phần ăn, dinh dưỡng - Sức khỏe bà mẹ -IMR giảm -TFR giảm Tác động lên các quá trình dân số: - Sinh đẻ - Tử vong - Di cư Tập hợp các đầu vào của
dự án Những đầu ra của các dự án khác. Thí dụ: Giáo dục, KHH gia đình, dịch vụ y tế Những hiệu ứng của các dự án khác. Thí dụ s: ử dụng thuỷ lợi, sử dụng vốn vay đểmở rộng kinh doanh - Mở rộng trường ,lớp Kết quả của dự án Thí dụ: Giảm trẻ em SDD
Đầu vào của các dự án
không? Điều này được đề cập đến như diện bao trùm hoặc mức độ mà dự án với tới những người hưởng lợi theo mục tiêu với số lượng và chất lượng dự kiến từ các nguồn lực/dịch vụ. Cần tổng kết, tính toán không chỉ tỷ lệ người được hưởng lợi mà còn là vì sao dự án đã không bao hàmđược tất cả các đối t ượng như dự kiến? hoặc vì sao dự án đã đưa lại lợi ích cho nhiều người không phải là đối tượng của dự án? Thông thường luôn có định kiến là dự án không hướng đến dân cư có nhu cầu lớn nhất mà hướng tới những ai gần gũi, thân quen và sẵn sàng chấp nhận dự án .
(3) Tác động của dự án
Cuối cùng, phải tìm hiểu dự án có đưa lại một sự khác biệt nào trên thực tế hay không? Vì sao lại phải làm rõ điều này? Có lẽ đây là đóng góp chính của lồng ghép DS-PT vào đánh giá tác động. Việc này thường không được tiến hành trong các dự án, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng. Thí dụ, ít người tìm hiểu xem là dự án thuỷ lợi có tác động như thế nào đối với thu nhập của dân cư, sản lượng nông nghiệp của họ, sự phân phối thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng, như giữa những người có nhiều nước và những người có ít nước chẳng hạn. Trong kế hoạch hoá dự án lồng ghép DS-PT, tác động đối với các yếu tố này cần phải được xác định và đánh giá.
Tầm quan trọng của việc đánh giá tác động này trước hết là nhằm để tìm hi ểu dự án có hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu của nó hay không; và thứ hai, đó là cơ sở để quyết định có nên kết thúc dự án khi phát hiện không có hiệu quả hay
xây dựng một dự án tiếp nối để nâng cao tác động của nó. Lồng ghép DS-PT đòi hỏi chúng ta phải thực hiện phân tích chi phí-lợi ích để cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin đúng đắn, làm sao để họ có những quyết định tốt hơn.
Khi dự án đã đựoc thực hiện trên thực tế, chúng ta cũng sử dụng cùng một khuôn khổ về các mối quan hệ nhân quả (Sơ đồ 7) để đánh giá dự án và tính đến tất cả các dự án bổ sung mà có thể góp phần mang lại tác động.