Q0/P0 Q0/P

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 40)

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Q0/P0 Q0/P

= ln Q1/ Q0 - ln P1/ Po = (Q1 - Q0)/ Q0 - (P1-Po)/ P0

Do đó: Tỷ lệ gia tăng GDP bình quânđầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP -Tỷ lệ gia tăng dân số.

Công thức gần đúng nói trên cho thấy: Để tăng được chỉ tiêu GDP bình quân đầu người thì Tổng sản phẩm quốc nội phải tăng nhanh hơn sự tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu không làm GDP bị giảm sút) cũng sẽ làm tăng GDP bình quân đầu người.

Hiện nay, ở các nước có thu nhập thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao. Điều này làm hạn chế việc nâng cao tỷ lệ gia tăng GDP b ình quân đầu người và số tuyệt đối của chỉ tiêu này. Hậu quả là số người sống trong nghèo đói tăng lên và việc giải thoát khỏi đói nghèo thêm khó khăn hơn, chậm chạp hơn. Vì vậy, chương trình xoá đói, giảm nghèo cần hết sức chú ý tới giải pháp kế hoạch hoá gia đình. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp tạo điều kiện tăng nhanh GNP bình quân đầu người. Kết quả của các xu hướng biến đổi nói trên làm cho khoảng cách giàu -

nghèo giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển ngày cà ng xa. Có thể thấy rõ hơn xu hướng này qua số liệu bảng 2.7 với các giả định sau:

- GDP ở hai nước A và B đều gấp 4 lần sau 35 năm

- Nước A có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm bằng 0, tức là số dân không đổi, còn nước B thì tỷ lệ này là 2%, do đó sau 35 năm có số dân gấp đôi.

Bảng 2.7: Biến đổi GDP bình quân đầu người

Nước 1990 2025 Dân số (Triệu) GDP (Triệu USD) GDP/ người (USD) Dân số (Triệu) GDP (Triệu USD) GDP/ người (USD) A 20 100.000 5.000 20 400.000 20.000 B 10 2.000 200 20 8.000 400

Nguồn: Số liệu giả định của tác giả

Như vậy, năm 1990 GDP/đầu người nước A cao hơn 25 lần nước B nhưng đến năm 2025 khoảng cách này là 50 lần! Thực tế cũng chỉ ra rằng, năm 1968 GDP/đầu người ở các nước nghèo thua kém các nước giàu 30 lần thì đến năm 1988 thua kém tới 55 lần. Rõ ràng, tăng nhanh dân số có những ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình phát triển. Những ảnh hưởng này mang tính tích lũy và chỉ sau thời gian dài, khoảng 25-30 năm người ta mới có thể sẽ nhận thấy sự tác động to lớn của nó. Sự phân tích còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đối với các nước chậm phát triển, điều được xem là hợp lý và được đa số tán thành là tăng nhanh dân số đang hạn chế việc nâng cao mức sống của người dân.

Những phân tích ở trên cho thấy các nước chậm phát triển đang ở trong vòng luẩn quẩn: Để giảm mức sinh, cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, cần phải phát triển kinh tế, song để có thể phát triển kinh tế lại cần hạn chế tốc độ tăng dân số.

Quả thật lời giải bài toán này không đơn giản. Tuy vậy, một số nước chậm phát triển đã đạt được những thành tích khá quan trọng trong việc giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao tuổi thọ bình quân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công ở các nước này là có những chính sách hợp lý nhằm phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình. 2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động. Thí dụ, ở Mỹ, năm 1870, lao động nông nghiệp chiếm 53,5% tổng số lao động. Đến năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn dưới 3%. Ở Việt Nam, hơn 20 năm qua, cơ cấu lao động đã dịch chuyển khá mạnh, trong đó lao động nông

nghiệp đã giảm từ 81,2% năm 1985 xuống còn 51,9%. Tuy nhiên, vẫn còn đa số lao động làm việc trong khu vực năng suất thấp, rủi ro cao.

Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, dân số tăng nhanh đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do sau:

Một là, mức sinh ở nông thôn (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi so với thành thị (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ).

Hai là, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi vốn lớn. Trong khi đó, mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành kinh tế cần nhiều vốn này.

Ba là, do mức sinh cao nên lực lượng lao động ở nông thôn đông đảo, phần lớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề. năm 2009, ở nông thôn lao động đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chỉ chiếm 8% dân số từ 15 tuổi trở lên. Vì vậy, khó chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ là những khu vực đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 40)