Như đã trình bày ở trên, quan hệ nhân quả, một cách tự nhiên, là cơ sở đòi hỏi sự lồng ghép dân số vào KHH phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, tác đ ộng đến cả quá trình dân số và quá trình phát triển là các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu nào đó. Vì vậy, có thể mô tả khuôn khổ chung lồng ghép dân số trong KHH phát triển như Sơ đồ 5.2 sau đây:
Các chính sách phát triển
Các mối quan hệ tương tác gi ữa dân số và phát triển
Các mục tiêu phát triển
Các chính sách Phát triển (X) Các chính sách Dân số ( Y ) X Thí dụ: Tăng trưởng kinh tế bền vững. Tạo việc làm Giảm nghèo đói. Đảm bảo bình đẳng giới. Cung cấp đủ nước sạch Trồng rừng phủ xanh đồi trọc Sơ đồ 5.2: Khuôn khổ lồng ghép
Từ những mối quan hệ cơ bản trên, có thể thấy nội dung của việc phân tích, đánh giá mối quan hệ dân số-phát triển trong khuôn khổ của lồng ghép, bao gồm:
Vai trò của kế hoạch/chính sách kinh tế - xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết những hệ quả của các quá trình dân số.
1. Vai trò của các chính sách dân số đúng đắn đối với việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2. Thực tế, sự tăng trưởng dân số tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đối với các kế hoạch và chính sách kinh tế-xã hội.
3. Các kế hoạch/chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã thực sự xuất phát từ đặc điểm dân số chưa và đã góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự tăng trưởng dân số như thế nào?
4. Làm thế nào để kết hợp một cách tốt nhất các kế hoạch/chính sách phát triển kinh tế - xã hội với chính sách dân số ?
Như vậy, khuôn khổ lồng ghép cho thấy tính liên ngành rất rộng và chặt chẽ. Từ khuôn khổ lồng ghép có tính chất nguyên tắc chung này, có thể suy rộng cho từng ngành/lĩnh vực cụ thể trong quá trình lồng ghép dân số trong KHH và xây dựng chính sách của ngành/lĩnh vực đó.
Thí dụ: Để lập kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và lớp 1 nói riêng vào năm 2015, cần phân tích và đưa các biến dân số vào kế hoạch này. Trong đó, cần
Các k ết quả
về Dân số Các qúa trình Phát triển
Các qúa trình Dân s ố Các kết quả Phát triển
lưu ý các tình trạng dân số sau: (1) Số trẻ nhập học năm 2015 sẽ là số sinh từ 9/2008 đến 9/2009, (2) Do đã đạt mức sinh thay thế nên số sinh năm từ 9/2008 đến 9/2009 ít, (3) Do các gia đình ít con và kinh tế phát triển (từ 2008 đến 2015) nên tỷ lệ tử vong trẻ em thấp, bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong giáo dục sẽ được thực hiện, do đó tỷ lệ nhập học cao, (4) Tuy tỷ lệ nhập học cao nhưng do số trẻ em ít nên số học sinh nhập học lớp 1 năm 2015 vẫn có thể ít hơn trước đây. Kết quả là cần cân đối lại giáo viên, phòng học và các thiết bị trường học khác.
Lồng ghép DS - PT vào quá trình KHH có nghĩa là:
- Suy xét rõ ràng mối quan hệ nhân - quả giữa dân số và phát triển (về kinh tế, xã hội, vật chất, văn hóa tinh thần…) trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa.
- Gắn cho mỗi chỉ tiêu, mỗi vấn đề một gương mặt (Ai?) một địa chỉ (ở đâu?) tình trạng như thế nào?(tốt, xấu, nghi êm trọng?) để có những giải pháp thích hợp và hiệu quả.