Quan hệ dân số lao động và việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 37)

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

2. Quan hệ dân số lao động và việc là mở Việt Nam

Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở nước ta có những đặc trưng sau: - Việt Nam có quy mô dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô của lực lượng lao động cũng rất lớn và thường phát triển nhanh hơn so với tổng dân số và nhanh hơn so với số chỗ làm việc được tạo thêm. Điều này có nghĩa là cung lao động lớn hơn cầu, dẫn tới số thất nghiệp tích luỹ tăng lên và tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến.

- Tuy số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động lại thấp. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên chưa đến 14%. Sức khoẻ của người lao động kém thể hiện qua các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tật... Nguyên nhân của tình trạng chất lượng lao động thấp một phần cũng là do trước đây mức sinh cao, trẻ em không được chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ.

- Cơ cấu lao động theo ngành nghề của Việt Nam thể hiện tình trạng lạc hậu của nền kinh tế. Năm 2009, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm 51,9%. Trong khi đó, nước ta đất nông nghiệp ít, nên tình trạng thất nghiệp, nông nhàn phổ biến mọi nơi và ở mức cao.

- Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ nên đã tạo ra nhiều việc làm , thu hút nhiều lao động từ các vùng khác, tạo ra dòng di dân ngày càng lớn.

Với những đặc trưng kể trên, vấn đề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động đã và đang trở thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách nhất của nước ta hiện nay. Giải quyết việc làm có thể trên cơ sở định hướng sau:

(1) Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ.

(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa vốn lao động và các loại vốn khác.

(3) Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.

(4) Mở rộng xuất khẩu lao động. Cho phép những người có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động

(5) Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. III. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc nội". Đó là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước, thường được tính theo năm.

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này bao gồm việc nâng cao thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ của nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ lệ của công nghiệp, dịch vụ trong GDP, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Vậy, gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá? Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xét các vấn đề này.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 37)