I. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC
1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá
1.1 Khái niệm
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tha m gia vào lao động và đời sống xã hội4
. Hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ nhất ở nhà trường. Các lớp học được sắp xếp theo một chương trình thống nhất, hợp lí và do những người có trình độ chuyên môn hướng dẫn. Giáo dục còn có thể diễn ra ngoài nhà trường do các tổ chức xã hội hoặc cha mẹ hướng dẫn. Hoạt động giáo dục có thể được tiến hành một cách chính quy và không chính quy. Các loại giáo dục trên đều có mối quan hệ qua lại với dân số, nhưng trong chương này chỉ đề cập chủ yếu mối quan hệ giữa dân số và giáo dục trong nhà trường.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dục
Một nền giáo dục hiện đại tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc trưng sau: - Tính đại chúng: nền giáo dục cho mọi người vì mọi người.
- Tính nhân văn, dân tộc và nhân loại.
- Sự bình đẳng về cơ hội học tập và trình độ học vấn giữa các nhóm xã hội. Để đánh giá trình độ phát triển về giáo dục của một quốc gia, người ta thường dùng hệ thống chỉ tiêu sau:
+ Về mặt số lượng:
- Tổng số học sinh, có thể chia ra theo cấp, lớp đối với học sinh phổ thông, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
- Tỉ lệ học sinh của các lớp so với số trẻ em trong độ tuổi tương ứng. - Số học sinh, sinh viên trên một vạn dân. + Về chất lượng:
- Tỷ số học sinh, sinh viên và giáo viên. - Trình độ của giáo viên.
- Trang thiết bị trường học.
- Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên.
Hai chỉ tiêu: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ tổng học sinh đi học trong tổng số trẻ em từ 6-15 tuổi là những chỉ tiêu mà các nước đang phát triể n rất quan tâm. Các chỉ tiêu trên phản ánh trình độ và xu hướng phát triển của nền giáo dục và chính sách giáo dục của một quốc gia.