1. Các thành phần lồng ghép
Các thành phần cơ bản của lồng ghép DS-PT, bao gồm:
- Các mục tiêu và mục đích phát triển
Yếu tố này khẳng định những gì ta muốn đạt tới trên cơ sở phân tích tình hình.
- Các chính sách, chiến lược, chương tŕnh và dự án phát triển
Chúng ta đạt được các mục tiêu và mục đích phát triển thông qua việc xây dựng và thực hiện một loạt các chính sách, chiến lược, chương trình và dự án kinh tế-xã hội và dân số. Đó là những công cụ để chúng ta đạt được các mục tiêu và mục đích đề ra.
- Mô hình tác động qua lại dân số và phát triển
Mô hình này có hai tác dụng rất quan trọng là: + Chỉ ra mối quan hệ tương tác DS-PT.
+ Phân biệt giữa các quá trình và các kết quả và thấy rõ chiều hướng tác động của các yếu tố DS và PT.
Chúng ta nói lồng ghép DS-PT vào KHH là sự cân nhắc rõ ràng các mối quan hệ qua lại giữa dân số và phát triển trong quá trình KHH. Vậy sự cân nhắc rõ ràng đó được thực hiện như thế nào trong mỗi bước của quá trình KHH và lồng ghép có ngụ ý gì? Việc lồng ghép này nhằm tập trung vào giải quyết những mối quan hệ chủ yếu sau:
1. Biến đổi dân số và tăng trưởng kinh tế 2. Biến đổi dân số và
khai thác, s
3. Biến đổi dân số và bảo vệ, cải thiện môi trường 4. Biến đổi dân số và nhu cầu về vốn đầu tư phát triển
5. Biến đổi dân số và phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm 6. Biến đổi dân số và lựa chọn, sử dụng công nghệ
7. Biến đổi dân số và phát triển, phân bố các dịch vụ xã hội cơ bản, 8. Biến đổi dân số và đói nghèo
9. Biến đổi dân số và nguy cơ gia tăng bất bình đẳng xã hội.
10. Biến đổi dân số và phân bố lại dân cư, nguồn lao động theo lãnh thổ, di cư và đô thị hoá.
11. Biến đổi dân số và bình đẳng giới
Những mối quan hệ trên cần phải được phân tích, đánh giá và lượng hoá thành các chỉ tiêu cụ thể và phải được đưa vào xem xét, nghiên cứu một cách tổng thể về các mặt kinh tế - xã hội của quá trình xây dựng kế hoạch/chính sách phát triển của cả nước và các vùng trong những năm tới.
2. Phương pháp lồng ghép
Như trong phần khái niệm về lồng ghép dân số đã xác định, việc lồng ghép phải được thực hiện ở tất cả các bước của quy trình kế hoạch hoá. Tức là phải suy xét quan hệ nhân quả giữa dân số và phát triển trong từng bước KHH. Dưới đây phân tích nội dung lồng ghép Dân số và phát triển trong từng bước KHH ... BƯỚC I: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Phân tích thực trạng
Phân tích thực trạng phải hướng vào việc xem xét, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện phát triển của kế hoạch cũ (đặc biệt là có đạt được các mục tiêu không? Vì sao?) nhằm bổ sung, điều chỉnh và hoạch định các kế hoạch mới.
Khi phân tích thực trạng phát triển, có thể xem là chúng ta đang nghiên cứu ô "Kết quả phát triển" của Sơ đồ 1.2. Việc lồng ghép DS-PT ở đây phải được gắn vào
từng nhóm đối tượng - dân số cụ thể: Họ là ai? Dân tộc nào? Họ ở đâu? Bao nhiêu người? Bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ? Ở những nhóm tuổi nào?Trên cơ sở mô tả, phân tích thực trạng (thành tựu, tồn tại, cơ hội và thách thức - Mô hình phân tích SWOT) cần thiết phải phân tích và xác định các yếu tố tác động (các nguyên nhân) trực tiếp-gián tiếp đến bức tranh thực trạng. Sơ đồ 1.2 gợi ý cho chúng ta những nguyên nhân trực tiếp là các quá trình phát triển và nguyên nhân gián tiếp là các
kết quả dân số. Bằng việc lồng ghép, cần phân tích tình hình trên cơ sở cân nhắc một cách kỹ lưỡng mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế- xã hội-môi trường và dân số, mối quan hệ giữa những biến đổi về giới, tuổi, phân bố dân cư theo lãnh thổ... để phát hiện và hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang tồn tại (chẳng hạn bất bình đẳng giới, bất bình đẳng nông thôn/đô thị, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi…) và xác định rõ hơn tất cả các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhằm cung cấp được nhiều khả năng lựa chọn để giải quyết vấn đề có hiệu quả.
Lĩnh vực phát triển thường có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Do nguồn lực có hạn nên cần xác định những vấn đề ưu tiên giải quyết trước. Vì vậy, bước Phân
tích thực trạng cần xét xem vấn đề có tính phổ biến không? Trầm trọng đến mức nào? Cộng đồng có quan tâm không? Và nguồn lực để giải quyết vấn đề hiện tại, tương lai ra sao? Dựa vào việc trả lời những câu hỏi trên, sẽ lập ra một danh sách các vấn đề ưu tiên để giải quyết.
Đặt mục tiêu/chỉ tiêu
Việc lồng ghép DS-PT trong khâu xác định mục tiêu/chỉ tiêu có nghĩa là sự tính toán, cân nhắc rõ ràng các yêu cầu phát triển con người trong quá trình phát triển.
Kết quả ở bước Phân tích thực trạng đã xác định một cách rõ ràng vấn đề gì chúng ta đang muốn giải quyết, để làm thay đổi những "trạng thái có vấn đề", như Tỷ lệ đi học thấp, tỷ lệ người nghèo cao và vấn đề đó là của ai? Có nghĩa là cần gắn cho mỗi mục tiêu/chỉ tiêu vào những "gương mặt" cụ thể: Họ là ai? Dân tộc nào? Họ ở đâu? Bao nhiêu người? Bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ? Ở những nhóm tuổi nào?
Việc xác định mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART, nghĩa là: 1. Specific - Đặc trưng, rõ ràng, riêng biệt, tránh chồng chéo, trùng lắp; 2. Measurably: Đo được, cho phép đo lường và đánh giá được;
3. Appropriate: Phù hợp, giải quyết trúng và đúng những vấn đề cần giải quyết;
4. Realistic: Hiện thực, có khả năng đạt được, khả thi; 5. Time bound: xác định về thời gian
Cần dự báo khi các mục tiêu phát triển này đạt được thì các quá trì nh dân số sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa.
Xác định chính sách giải pháp
Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề đã được xác định ở bước phân tích thực trạng cũng chính là các lĩnh vực mà ta có thể can thiệp bằng giải pháp.
Thí dụ: Để giải quyết vấn đề nghèo đói không chỉ có cung cấp vốn, kỹ thuật, cây trồng vật nuôi mới, năng suất mà còn có những can thiệp về sinh đẻ, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn... Như vậy, việc lồng ghép đã cho chúng ta một phạm vi rộng hơn để lựa chọn giải pháp phù hợp với những đối tượng cụ thể, không chỉ những giải pháp thuộc lĩnh vực phát triển mà còn cả những giải pháp về Dân Số-SKSS...
Hình thành các chương trình/dự án
Các giải pháp phải được cụ thể hoá thành những chương trình/d ự án cụ thể. Như vậy, sẽ có các chương trình/dự án phát triển và chương trình/dự án DS-SKSS. Phân loại như vậy chỉ mang ý nghĩa tương đối, có thể căn cứ vào tỷ trọng nổi trội về
nguồn lực cho các hoạt động dân số hay phát triển còn trong mỗi chương trình/ dự án đều có sự phối kết hợp giữa dân số và phát triển .
Ở đây việc lồng ghép DS-PT sẽ cung cấp một cách nhìn sâu và rộng hơn về các yếu tố quyết định trực tiếp đến thực trạng và sự tập hợp các yếu tố này sẽ giúp cho việc xây dựng một loạt các can thiệp và những hoạt động cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã định.
Lập chương trình đầu tư và dự toán ngân sách
Những nhu cầu về đầu tư và phân bổ nguồn lực đòi hỏi phải xây dựng chương trình đầu tư và dự toán ngân sách. Trong chương trình đầu tư cần xác định nhu cầu về vốn là bao nhiêu, các nguồn vốn có thể huy động được ở đâu, cần tập trung ưu tiên đầu tư vào đâu...? Việc lồng ghép các biến dân số sẽ được thực hiện trong những tính toán sau :
+ Thứ nhất, phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng hưởng lợi sẽ có nhu cầu đ ầu tư khác nhau và có phương pháp cấp kinh phí khác nhau. Việc tính toán được một cách đầy đủ nhu cầu vốn và có được cách cấp kinh phí phù hợp với đối tượng tất yếu sẽ có những ảnh hưởng khác nhau về hiệu quả và đảm bảo tính công bằng xã hội của kế hoạch/chính sách.
+ Thứ hai, lồng ghép phải thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau của các chương trình và chính sách khác nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu kinh phí.
+ Thứ ba, lồng ghép phải thể hiện trong việc xác định những giải pháp huy động vốn, tương quan giữa các nguồn vốn cho việc thực hiện kế hoạch/chính sách (ngân sách nhà nước, bao gồm trung ương và địa phương, giữa nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân, giữa các nhóm dân cư...).
BƯỚC II: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Việc lồng ghép có thể đưa vào ở đâu trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch? Lồng ghép ở khâu này có nghĩa là cần thiết phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan và tổ chức khác nhau, khu vực tư nhân, cơ quan Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (NGO) và sự tham gia của những người được hưởng lợi của kế hoạch, mỗi một cơ quan sẽ thực hiện một nhóm các hoạt động đặc thù mà họ chịu trách nhiệm. Sự phối kết hợp đó được xác định trên cơ sở kết quả phân tích các yếu tố có tác động đến thực trạng (ở giai đoạn phân tích tình hình). Mỗi một yếu tố đó được chuyển vào các kế hoạch và từ đó chúng chuyển tải vào các hoạt động của những người có trách nhiệm thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
BƯỚC III. GIÁM SÁT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Lồng ghép vào đâu hay lồng ghép như thế nào trong giai đoạn giám sát thực hiện kế hoạch? Lồng ghép ở đây không phải chỉ dừng lại ở việc cần xem xét tiến độ và kết quả của việc thực hiện kế hoạch, mà còn phải giám sát những quá trình và kết
quả đó đã được thực hiện như thế nào? được đ ặt đúng vị trí và thực hiện đúng thời gian chưa? Giám sát không chỉ ở mức độ thực hiện kế hoạch mà quan trọng hơn là các quá trình thực hiện này trên thực tế đã hướng đến đúng các nhóm đối tượng dân cư hay những người hưởng lợi được dự kiến chưa? Hoặc đã hướng đến được bao nhiêu người? Bao nhiêu nam? Bao nhiêu nữ ? ở độ tuổi nào? So với mục tiêu đã đạt bao nhiêu phần trăm? Nếu không đúng các nhóm đối tượng dân cư hay những người hưởng lợi được dự kiến, kế hoạch sẽ không có tác động và không đạt mục tiêu đề ra.
BƯỚC IV. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Cuối cùng, trong phần đánh giá thực hiện kế hoạch, lồng ghép được hiểu là phải đánh giá được những tác động của kế hoạch về mặt tác động chung và tác động cụ thể của nó. Đánh giá các tác động theo những hoạt động và mục tiêu, đối tượng hưởng lợi sẽ đạt được mức độ nào theo các mục tiêu đã định trước. Đồng thời còn phải đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp mà trước đó chưa dự kiến trước.
Tóm lại, trong tất cả các hoạt động khác nhau có liên quan đến quá trình kế hoạch hoá - từ giai đoạn hình thành đến giám sát và đánh giá, đều có chỗ cho việc xem xét các mối quan hệ qua lại giữa dân số và phát triển.
IV. LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP NGÀNHViệc lồng ghép dân số vào KHH ở cấp ngành có thể chọn thí dụ ngành nông