DÂN SỐ VÀ BÌNHĐẲNG GIỚ

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 66)

1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới

1.1 Giới tính (Sex)

Giới tính là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Những khác biệt này thường liên quan đến chức năng sinh sản của nam và nữ.

Chẳng hạn, nam giới có tinh trùng, có thể gây có thai, nhưng nam giới không thể mang thai được. Phụ nữ có buồng trứng, có hành kinh, có thể mang thai, sinh con và cho con bú. Đây là những đặc điểm mà nam và nữ không thể hoán đổi cho nhau.

1.2 Giới (Gender)

Giới là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội liên quan đến vị trí, vai trò, nhu cầu và bình đẳng của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được.

Giới tính (Sex) Giới (Gender)

Chỉ sự khác biệt về mặt sinh học Chỉ sự khác biệt về mặt xã hội

Sinh ra đã có Do dạy và học mà có

Đồng nhất Đa dạng

Không chịu ảnh h ưởng của yếu tố lịch sử, văn hóa, khó có thể thay đổi. Giống nhau trên toàn thế giới

Thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, và ch ịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, lịch sử. Khác nhau giữa các vùng, các quốc gia.

Không thay đổi theo không gian và thời gian

Thay đổi theo không gian và thời gian

1.3 Vai trò giới

Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện. Đó là các hành vi cụ thể, các công việc cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là đàn ông hay đàn bà, như vai trò sản xuất, nuôi dưỡng con cái, vai trò sinh sản, vai trò nội trợ và tham gia các công việc của cộng đồng

1.4 Nhu cầu giới

Nhu cầu giới là những nguyện vọng mà mỗi giới mong muốn đạt được để cải thiện đời sống cũng như địa vị xã hội của mình trong tương quan với giới kia.

Có thể chia nhu cầu giới làm hai loại: (1)Nhu cầu thực tế là những nhu cầu thường ngày của con người như cơm ăn, áo mặc, nước sạch, nhà ở v.v... và (2)Nhu cầu chiến lược là những nhu cầu gắn với quyền của con người như việc làm, thông tin, học tập, quyền bầu cử, bảo vệ.v.v...

Nhu cầu giới như một khái niệm được đưa ra nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách phân biệt hai mức độ tác động của chính sách, chương trình và dự án phát triển đối với phụ nữ. Mức độ thứ nhất tác động hướng vào việc cải thiện điều kiện sống của phụ nữ trong vai trò của người mẹ, ngườ i chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Mức độ thứ hai, hướng tới việc cải thiện địa vị người phụ nữ, nâng cao vai trò của họ với tư cách là công dân và người lao động xã hội.

Phân biệt hai nhóm nhu cầu nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của các chươn g trình và dự án phát triển đã được thực hiện cho đến nay. Người ta có nhiều dự án phát triển nhằm vào nhu cầu thực tế, tập trung vào các hoạt động như cung cấp nước sạch, nhà ở, thực phẩm, nhà trẻ, mẫu giáo, giới thiệu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ v.v... Trong khi đó, chỉ có ít dự án nhằm vào nhu cầu chiến lược, như sở hữu ruộng đất, tiếp cận tín dụng, quyền học tập của phụ nữ .

1.5 Bình đẳng giới

1.5.1 Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt: "Bình đẳng thể hiện sự ngang bằng". Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy

năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Nhà nước ta thừa nhận sự bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, y tế và gia đình.

Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà là những sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh giá một cách bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ hội để đóng góp và thụ hưởng sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và vă n hóa của đất nước

1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh bình đẳng giới

Để đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới, người ta thường tính toán và so sánh các chỉ số và chỉ tiêu sau:

-Tuổi thọ trung bình của nam và nữ -Tỷ lệ biết chữ của người lớn nam và nữ

-Tỷ lệ đi học trong tổng số trẻ em từ 6-14 tuổi nam và nữ

-Thu nhập bình quân đầu người điều chỉnh (PPP$) tính theo tỷ lệ thu nhập của nam và nữ.

(1) Tỷ lệ % của phụ nữ và nam giới trong Chính quyền và nắm giữ các vị trí quản lý, điều hành.

(2) Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các công việc kĩ thuật và chuyên gia. Người ta cũng xây dựng các chỉ số tổng hợp để đo lường mức độ bình đẳng giới, như: Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI) và thước đo vị thế giới (Gender Empowerment Measure - GEM) là những thước đo tổng hợp phản ánh những bình đẳng giới trong sự phát triển con người. Trong khi GDI phản ánh thành tựu phát triển con người để đánh giá bình đẳng giới, thì GEM đo lường sự bình đẳng giới về cơ hội chính trị và quyền quyết định.

2. Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới

2.1 Ảnh hưởng của gia tăng dân số quá nhanh đối với bình đẳng giới Nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiện bìnhđẳng giới. Thật vậy, ở các nước có tập quán “ưa thích con trai”, dân số tăng quá nhanh do mức sinh cao, các gia đình thường đông con. Quy mô gia đình lớn, đặc biệt là gia đình nghèo, cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở nhà trường cho con trai. Vì vậy, con gái thường rơi vào cảnh thất học hoặc ít học, đi làm và lấy chồng sớm, đẻ nhiều con. Kết quả là, so với nam giới, phụ nữ

thường có học vấn, thu nhập thấp hơn, ít hoạt động chính trị, xã hội ít hơn hạn. Bất bình đẳng nam nữ là điều khó tránh khỏi.

Ngược lại, mặc dù kinh tế chưa phát triển, vẫn còn tâm lý “ưa thích con trai” nhưng mức sinh thấp, “mỗi gia đình chỉ có 2 con” nên trẻ em gái và phụ nữ Việt Nam (đặc biệt là thế hệ trẻ) đã thực hiện được quyền bình đẳng trong giáo d ục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện nền tảng để thực hiện các quyền bình đẳng khác.

2.2 Ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân số

Bình đẳng giới có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của biến động dân số, như sinh, chết và di cư.

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp . Điều này có thể giải thích bởi những nguyên nhân sau:

- Nếu bình đẳng giới được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục thì trình độ học vấn của người phụ nữ được nâng lên. Khi phân tích quan hệ giữa dân số và giáo dục, chúng ta đã chứng minh rằng học vấn nâng cao thì mức sinh giảm xuống.

- Khi bình đẳng giới được thực hiện trong gia đình thì người chồng phải bàn bạc với vợ về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ việc áp dụng PTTT và nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

- Khi không có sự phân biệt giới thì các cặp vợ chồng có thể dừng sinh sản, dù có 2 con trai hay 2 con gái. Điều này cũng làm cho mức sinh giảm xuống.

Việt Nam đã có sự tiến bộ lớn trong bình đẳng giới nhưng chưa phải đã hết bất bình đẳng. Vẫn còn tâ m lý “ưa thích con trai”. Điều này đã dẫn đến tỷ số giới tính khi sinh những năm gần đây tăng lên và năm 2009 đã lên đến 110,6 (bình quân sinh 110,6 bé trai/100 bé gái). Việc thực hiện KHHGĐ, chủ yếu vẫn do phụ nữ thực hiện. Năm 2008, trong các cặp vợ chồng sử dụng BPTT thì 85% do vợ thực hiện, chỉ có 15% là do chồng!

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức chết càng thấp. Kết quả này là do: thứ nhất, như đã trình bày ở trên mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp. Điều này có nghĩa là số ng ười chịu rủi ro do mang thai, sinh đẻ cũng ít đi. Sinh đẻ ít cũng tạo điều kiện giảm bớt tử vong trẻ em. Thứ hai, nâng cao bình đẳng giới sẽ mang lại cơ hội chăm sóc sức khỏe như nhau cho cả nam và nữ.

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì di cư càng tăng. Khi bình đẳng giới được thực hiện trong lĩnh vực chính trị, lao động và kinh tế, thì phụ nữ có quyền tự do đi lại, tự do cư trú và cũng có vai trò trong hoạt động kinh tế, tăng thêm thu nhập gia đình, chứ không phải chỉ có nội trợ như trước đây. Điều này đã tạo điều kiện phụ nữ di cư. Năm 2009, tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi trở lên, đối với nữ nói chung là 12,1% và nữ có chồng là 8,7%. Trong khi đó, tỷ suất này tương ứng ở nam là 10,5% và 6,9%.

3. Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS

- Tăng cường công tác truyền thông có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, như "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ", "Luật phòng chống bạo lực gia đình", “Luật Bình đẳng giới”, xóa bỏ mọi đinh kiến về giới, làm thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy năng lực của mình để công hiến cho xã hội và được thụ hưởng thành quả của phát triển.

- Trong xây dựng các chính sách, chương trình, dự án về DS-SKSS, cần lồng ghép giới vào qúa trình phân tích thực trạng, xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá để đảm bảo bình đẳng giới.

- Thực hiện bình đẳng giới phải có nội dung cụ thể, phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ, vì những yếu tố trên chi phối nhu cầu trước mắt và lâu dài của từng giới và từng độ tuổi.

- Khi thu thập số liệu đánh giá, hoặc xây dựng chỉ tiêu bao giờ cũng phải phân tách rõ ràng cho từng giới và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng giới là như thế nào. - Cần có sự quan tâm, tham gia tích cực từ trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo cao cấp đến lãnh đạo các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w