Giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hội Rõ ràng việc sử dụng biện pháp tránh thai, phá thai và số ca sinh đẻ hàng năm ảnh hưởng mạnh mẽ

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 75)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA DS-KHHGĐ ĐẾN AN SINH XÃ HỘ

3. Giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hội Rõ ràng việc sử dụng biện pháp tránh thai, phá thai và số ca sinh đẻ hàng năm ảnh hưởng mạnh mẽ

dụng biện pháp tránh thai, phá thai và số ca sinh đẻ hàng năm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu đảm bảo ASXH ở nước ta. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, theo dự báo trong thời kỳ dân số vàng, tuy giảm về tỷ lệ nhưng vẫn tiếp tục tăng về số lượng, đạt cực đại khoảng từ 25,5 đến 26 triệu vào năm 2029. Vì vậy, đảm bảo đầy đủ về số lượng, nâng cao chất lượng phương tiện, dịch vụ tránh thai để giảm phá thai, giảm ca sinh là các giải pháp không chỉ làm giảm áp lực đảm bảo ASXH mà còn nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội khác. Do vậy, cần được nhà nước chú ý trong giai đoạn tới.

Nâng cao chất lượng chăm sóc để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em nhằm giảm trợ cấp xã hội, thiệt hại kinh tế do con ốm, mẹ nghỉ hoặc con chết, mẹ nghỉ.

Trong thời kỳ dân số vàng, số lao động tăng mạnh. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo , đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động và tăng xuất khẩu. Nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật.

Già hóa dân số mang tính bùng nổ vào giai đoạn 2019-2029 và diễn ra mạnh mẽ vào những năm tiếp theo. Do đó, cần:

- Giáo dục mọi người “lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ” (KHHGĐ, không nghiện ngập, tích cực lao động và tích lũy…).

- Định hướng tuyên truyền, giáo dục thích hợp với một dân số già (bảo vệ, chăm sóc

sức khỏe, tổ chức cuộc sống...)

- Xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược quốc gia về an sinh xã hội nhằm đối phó với xu hướng già hoá dân số diễn ra ngày càng nhanh, mạnh. Gia đình, xã hội và Nhà nước cần giải đáp những câu hỏi đặt ra cho một xã hội già hóa, như Nguồn sống của người già? Tổ chức cuộc sống cho người già tại gia đình hay các trại dưỡng lão? Vấn đề chăm sóc sức khỏe và sử dụng sức lao động của cho người cao tuổi? ...

- Vấn đề tuổi hưu cần được nghiên cứu để có thể thay đổi, bởi lẽ nếu trước đây, tuổi bước vào hoạt động kinh tế thấp, 15 chẳng hạn, tuổi thọ thấp, vào năm 1960 chỉ khoảng 40, như vậy, thời gian hoạt động kinh tế ngắn và nhiều người chết trước khi về hưu. Hiện nay tuổi bước vào hoạt động kinh tế cao hơn, chẳng hạn 20, tuổi thọ nữ năm 2009 lên tới 75,6 và nam là 70,2. Do đó, tuổi thọ sau hưu của nữ khoảng 20 năm, nam giới chỉ có 10 năm. Hơn nữa, hoạt động kinh tế của nữ chỉ khoảng 35 năm, còn nam giới là 40 năm.

Tỷ lệ chết tăng lên không chỉ do già hóa mà còn do tai nạn (giao thông, lao động…) với tỷ lệ khá lớn (7,2% năm 2010) dẫn đến nhu cầu bảo đảm ASXH cho thân nhân khá lớn. Thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu số ca tử vong do tai nạn các loại để giảm áp lực về ASXH.

Cơ cấu dân số Việt Nam, đặc biệt là cơ cấu dân số theo độ tuổi đang biến đổi nhanh chóng. Phản ảnh thực trạng này vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách A SXH là yêu cầu không thể thiếu hiện nay.

** * * *

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và các lĩnh vực xã hội tiêu biểu như Giáo dục, Y tế và Bình đẳng giới.

Việc biến đổi từ mức sinh cao đến mức sinh thấp trong khoảng 20 năm gần đây ở nước ta đã trở thành yếu tố chính làm cho học sinh phổ thông giảm mạnh, đặc biệt là học sinh Tiểu học nhưng tăng nhanh cả số trường và số sinh viên Cao đẳng, Đại học. Tác động của dân số đến sự thay đổi của HTGD không chỉ đơn thuần là giảm quy mô bậc phổ thông mà còn thay đổi cả cấu trúc, thúc đẩy nâng cao chất lượng và bình đẳng giới.

Quy mô dân số lớn và tăng nhanh một mặt, buộc các quốc gia mở rộng ngành Y tế - nảy sinh thêm bộ phận KHHGĐ, mặt khác, chất lượng dịch vụ thường không được coi trọng. Đến lượt nó, khi đẩy mạnh KHHGĐ, sử dụng các thành tựu của Y học, xây dựng HTYT hữu hiệu, cả mức sinh và mức chết đều “sụp đổ”, đương nhiên làm thay đổi toàn bộ tình trạng dân số. Nét cơ bản của sự thay đổi này là “dân số trẻ” chuyển thành “dân số già”. Điều n ày lại đòi hỏi cấu trúc lại HTYT để phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ở Việt Nam, trước đây ảnh hưởng Nho giáo nặng nề, kinh tế kém phát triển và đông con, thì đương nhiên, ngay từ khi chưa sinh, người ta đã mong sinh được con trai và ưu tiên chăm sóc, giáo dục cho con trai. Kết quả là có sự khác biệt lớn giữa năng lực của nam và nữ, bất bình đẳng diễn ra sâu sắc. Ngày nay, khi sinh ít con, các bậc cha mẹ có khả năng dành sự chăm sóc và giáo dục như nhau cho cả con trai và con gái, nhất là khi Việt Nam đã thoát nghèo. Điều này đã dẫn tới sự cải thiện đáng kể vị thế phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, tâm lý “ưa thích con trai” vẫn còn, tỷ số giới tính khi sinh cao và thực hiện các BPTT, chủ yếu vẫn là phụ nữ. Điều này đã hạn chế kế t quả KHHGĐ và tiềm ẩn mức sinh tăng lên.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w