Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 90)

III. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường

Các vấn đề gắn liền với các xu hướng phát triển, suy thoái môi trường, tăng trưởng và phân bố đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc giải quyết đồng bộ và khẩn trương các vấn đề này đã trở nên cấp bách. Các hệ sinh thái và môi trường chỉ có thể đáp ứng đến một mức nào đó nhu cầu khai thác và sử dụng của con người. Khi các ngưỡng này đã đạt tới, khủng hoảng môi trường sinh thái sẽ xảy ra và gây nên các hậu quả bất lợi cho cuộc sống của con người. Tác động tiêu cực đến môi trường có thể giảm thiểu bằng cách kết hợp các chiến lược giảm mức gia tăng dân số, phân bố dân cư hợp lý, lựa chọn các xu hướng sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường, đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, áp dụng các công nghệ mới và cơ chế quản lý mới. Các chính sách phát triển lành mạnh, cần tích hợp được các chiến lược nêu trên để đạt được đồng bộ các mục tiêu.

Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc họp tại Rio de Janeiro (Brasil) tháng 6/1992 đã tạo ra một cơ hội cho các nguyên thủ quốc gia nhất trí về một chiến lược phát triển môi trường có trách nhiệm trong thế kỷ tới. Đương nhiên, phần lớn các vấn đề môi trường sẽ hướng vào quy mô địa phương và quốc gia, nhưng có nhiều vùng cần đến sự cam kết quốc tế để thay đổi. Nội dung này đã được đưa vào chương trình hànhđộng trong thế kỷ 21, bao gồm:

- Phân bổ viện trợ quốc tế cho các chương trình có sự thu hồi vốn cao để giảm nghèo khổ và làm lành mạnh môi trường; đáp ứng điều kiện vệ sinh và nước sạch, giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà và đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

- Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hóa đất, áp dụng phương pháp canh tác trên cơ sở vững bền.

- Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tiểu học và trung học, nhất là đối với nữ.

- Giúp các Chính phủ có ý muốn tránh các lệch lạc và sự mất cân đối kinh tế vĩ mô gây tác hại đến môi trường.

- Cung cấp tài chính để bảo vệ môi trường thiên nhiên và tín h đa dạng sinh học. - Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai các dạng năng lượng thay thế phi carbon để chống lại sự thay đổi khí hậu.

- Chống lại các sức ép, bảo hộ và đảm bảo các thị trường quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, kể cả tài chính và công nghệ được “mở cửa”.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Con người có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường.Tài nguyên có nhiều loại: Tài nguyên vô hạn, tài nguyên hữu hạn không tái tạo được và tài nguyên hữu hạn tái tạo được. Chính vì vậy, quan hệ giữa dân số và tài ngu yên cũng khác nhau. Tài nguyên vô hạn không bị ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhưng tài nguyên hữu hạn không tái tạo được thì ngược lại. Cạn kiệt tài nguyên này là điều chắc chắn xảy ra. Đối với tài nguyên hữu hạn tái tạo được, về mặt lý thuyết có thể không cạn kiệt. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra khi tốc độ sử dụng (bị quy định bởi tốc độ tăng dân số và mức độ sử dụng) cao hơn tốc độ tái tạo. Quy mô dân số và các mô hình sản xuất, tiêu dùng có tác động đến ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí và biến đổi khí hậu.

Ngược lại, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tình hình bệnh tật, mức tử vong, mức sinh của con người và thúc đẩy di cư.

Vì vậy, loài người phải tiết kiệ m, hợp lý hóa, tối ưu hóa trong tiêu dùng tài nguyên, bảo tồn và phát triển tài nguyên có thể tái tạo, tìm kiếm các tài nguyên thay thế. Hạn chế quy mô dân số, phân bố dân cư hợp lý, sử dụng các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường là phương cách góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hiện nay.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1. Sưu tầm số liệu và vẽ trên cùng hệ trục toạ độ

a) Số dân của Việt Nam hoặc của địa phương qua từng năm và lượng than đá, xăng dầu, sản lượng điện đã tiêu thụ? Có nhận xét gì về mối quan hệ dân số, nâng cao mức sống, cạn kiệt tài nguyên và an ninh năng lượng ở nước ta /địa phương?

b) Số dân qua từng năm và diện tích rừng của Việt Nam /địa phương. Nhận xét và phân tích dãy số nói trên.

2. Sưu tầm và phân tích tình hình ô nhiễm đất, n ước, không khí ở Việt Nam hoặc ở địa phương? Nêu các giải pháp bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp từ góc độ dân số.

3. Việt Nam (hoặc địa phương) cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường?

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 90)