TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN
1. Lợi ích
Lồng ghép dân số và phát triển vào quá trình kế hoạch hoá sẽ giúp cho:
- Xác định mục tiêu của hoạt động KTXH gắn với nhu cầu của dân cư, từ đó định hướng cho các hoạt động đó, tránh được những lãng phí về của cải vật chất trong trường hợp tách rời chúng với nhau. Đồng thời cũng đảm bảo cho mọi người dân được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm cho kế hoạch, chính sách có tính khả thi cao vì nó gắn với lợi ích của mỗi người.
- Thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân và phát triển toàn diện con người.
- Nhận thức trước được những tác động của các quá trình dân số và những biến đổi của dân số (sinh, tử, di cư, quy mô, cơ cấu...) đến phát triển kinh tế-xã hội để qua đó có giải pháp thích ứng.
- Huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, trong đó quan trọng nhất là khơi dậy được sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, trong sự phối hợp họat động của toàn xã hội do kịp thời đáp ứng những nhu cầu của nhân dân và kết hợp hài hoà giữa lợi ích các nhân với lợi ích của toàn xã hội, cũng nhu kịp thời ngăn chặn, khắc phục những hậu quả tiêu cực do sự tách rời các hoạt động kinh tế với xã hội hoặc những hoạt động vô ý thức của còn người đối với thiên nhiên, xã hội.
- Nhận biết trước được những kết quả tích cực và những hậu quả tiêu cực trong động kinh hoạt tế, dân số, để từ đó có những đối sách kịp thời, hiệu quả;
- Giải quyết một cách đồng bộ những vấn đề kinh tế, xã hội, dân số và môi trường trên cùng một lãnh thổ, trong phạm vi một quốc gia cũng như trên toàn cầu.
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện lồng ghép biến dân số thì kết quả sẽ ngược lại. Tuy về ý nghĩa của việc lồng ghép dân số vào lập kế hoạch và xây dựng chính sách là quan trọng như vậy, song trên thực tế trong những nă m vừa qua, cũng như đang diễn ra hiện nay (kể cả trên thế giới và ở Việt Nam), việc lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển đều chưa được chú ý đúng mức vì nó vấp phải mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế và đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực mà chúng ta có thể nhận biết được từ trước như vấn đề ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc, các nhóm xã hội...
Từ những tác dụng chung nêu trên, đối với từng kế hoạch và chính sách cụ thể, lồng ghép dân số trong quá trình xây dựng chúng sẽ có tác dụng sau:
Nâng cao tính hiệu lực của kế hoạch/chính sách
Thứ nhất, lồng ghép sẽ cho ta nhìn nhận các yếu tố tiềm năng tác động đến thực trạng một cách toàn diện hơn, để từ đó có được khả năng xác định rõ phạm vi của các can thiệp bằng những chương trình và chính sách, qua đó có thể nhận biết được những phạm vi rộng hơn để lựa chọn các chương trình và chính sách. Nếu chúng ta có phạm vi để lựa chọn lớn hơn về các can thiệp chính sách và hoạt động của chương trình, thì chắc chắn chúng ta có thể chọn được thứ phù hợp nhất hoặc các tập hợp chương trình và chính sách hiệu quả nhất.
Thứ hai, lồng ghép sẽ cung cấp cho chúng ta một quan điểm toàn diện hơn về sự tác động trực tiếp và gián tiếp, dự định trước và không dự định trước kết quả có thể xảy ra của một chính sách .Các chính sách nhất định sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu
một số các tác động làm cho các chính sách đó kém hiệu quả được xác định trước, và các chính sách bổ sung và đền bù được thiết kế để giải quyết tác động
Nâng cao hiệu quả của kế hoạch/chính sách
Kế hoạch hoá có lồng ghép hướng tới nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực, lồng ghép làm giảm các thiên lệch tiềm tàng trong các phân tích chi phí-lợi ích, mà phân tích đó sẽ làm nền tảng cho việc ra các quyết định phân phối nguồn lực
Để có được một phân tích chi phí-lợi ích tốt, người ta cần phải nắm bắt được tất cả các chi phí - cả trực tiếp và gián tiếp - và tất cả lợi ích - cả trực tiếp và gián tiếp. Cách tiếp cận có lồng ghép cho phép người ta nhận biết được tình hình một cách toàn diện hơn lại chính là cách mà hỗ trợ tính toán được tất cả các chi phí và lợi ích này tốt hơn mà nó sẽ là nền tảng cho những quyết định phân phối nguồn lực để đưa đến hiệu quả của nguồn lực được phân phối lớn hơn.
Lồng ghép cũng cung cấp một khuôn khổ cho việc phối hợp tốt hơn để các hoạt động của một cơ quan hay một cá nhân cụ thể có thể đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đảm bảo và nâng cao tính công bằng và hợp lý của kế hoạch/chính sách
Lồng ghép có thể đưa lại sự công bằng hợp lý hơn, bởi vì đòi hỏi chúng ta phải xác định rõ những nhóm dân cư là đối tượng tác động và sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch/chính sách, mà trước đó họ thường là những người nghèo, người dễ bị tổn thương, thiệt thòi.
Lồng ghép đòi hỏi phải bao trùm phạm vi và tác động của các hoạt động phát triển đến tất cả các nhóm đối tượng dân cư hay những người thụ hưởng được dự tính trước để chúng có phạm vi bao trùm rộng hơn đối với các đối tượng thụ hưởng dự kiến và có tác động tốt hơn đến sự công bằng.
2. Điều kiện lồng ghép
2.1 Đảm bảo hệ thống thông tin phục vụ lồng ghép
Để lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển, cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ báo (indicator) cơ bản về Dân số-Phát triển. Trong hệ thống này, một số chỉ báo được thu thập và công bố hàng năm, song cũng có nhiều chỉ báo được thu thập, xử lý thông qua các cuộc điều tra chọn mẫu chuyên ngành.
Các chỉ báo dân số-phát triển phải đáp ứng những yêu cầu sau :
(1)Thích hợp với kế hoạch sẽ được lập; (2)Bao trùm được hiện tượng và thể hiện được một cách rõ ràng mối quan hệ dân số -kinh tế-xã hội; (3)Phải đo, đếm được bằng những số lượng tuyệt đối hoặc tương đối cụ thể; (4)Đơn giản, dễ hiểu; (5)Khách quan; (6)Cụ thể về quy mô, không gian và thời gian phản ánh hiện tượng.
Như vậy, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan cung cấp thông tin dân số với các cơ quan sử dụng thông tin dân số trong xây dựng kế hoạch/chính sách ngay từ thời điểm xác định chỉ báo (khái niệm nội dung, phương pháp thu thập, tính toán, xử lý) cũng như toàn bộ quá trình phổ biến thông tin dân số.
(1) Chỉ báo đầu vào, thí dụ như tổng số dân, nam, nữ, số trẻ trong các nhóm tuổi đến trường, số người vào/ra k hỏi tuổi lao động, dân số trong tuổi lao động... và về các nguồn lực tài chính, vật chất khác.
(2) Chỉ báo đầu ra, thí dụ tổng nhu cầu về giáo viên, bác sỹ, đầu tư cho giáo dục, y tế, tạo việc làm...
(3) Chỉ báo hiệu quả, bao gồm hiệu quả trung gian và hiệu quả cuối cùng. Thí dụ như quy mô và mức gia tăng thu nhập, số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch, được dùng điện...
Ở nước ta, hiện có những hệ thống các chỉ tiêu Dân số - Phát triển đã được chọn lọc và sử dụng để lồng ghép biến dân số kế hoạch hoá phát triển từ cấp trung ương đến địa phương. Đối với mỗi chỉ tiêu đều có hướng dẫn về:
• Định nghĩa Công thức tính toán
• Phạm vi tính toán và ứng dụng
• Các yêu cầu về số liệu Nguồn số liệu
• Thí dụ và các nhận xét.
Từ những Hệ thống các chỉ báo Dân số-Phát triển (Tham khảo sơ đồ 5.5) có thể phân tích và gộp lại thành những nhóm lớn như sau (tương đương với sơ đồ phản ảnh mối quan hệ DS-PT đã trình bày):
- Các chỉ báo về quá trình Dân số - Các chỉ báo về kết quả Dân số
- Các chỉ báo về quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội - Các chỉ báo về kết quả phát triển
CHỈ BÁO VỀ KẾT QUẢ DÂN SỐ
A. Qui mô dân số
1. Quy mô dân số
2. Phân bố tổng dân số theo giới, tuổi, thà nh
thị-nông thôn...
3. Tốc độ tăng trưởng dân số
B. Cơ cấu dân số
4. Cơ cấu dân số theo giới, tuổi
5. Cơ cấu dân số theo dân tộc, nhóm XH...6. Tuổi trung vị của dân số 6. Tuổi trung vị của dân số
7. Tỷ lệ phụ thuộc