Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 38)

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế

Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu kinh tế ở các nước sẽ thấy một thực tế tương phản sâu sắc là: Các nước đã phát triển, mức GDP bình quân đầu người rất cao song tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đối với nhiều nước chậm phát triển, mức bình quân GDP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao, gấp hàng chục lần so với các nước đã phát triển ( Bảng 2.6).

Rõ ràng, ở các nước kém phát triển, đẩy nhanh tốc độ nâng cao đời sống nhân dân hay đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ cốt lõi. Vấn đề đặt ra là:

Gia tăng dân số nhanh hay chậm có ảnh hưởng như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế?

Bảng 2.6: GDP bình quân và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số nước, năm 2010

Nước GDP/ ngư ời (Đô la Mỹ) T ỷ suất sinh thô (%o) T ỷ suất chết thô (%o) Tỷ lệ tăng dân số ( % ) Các nước đã ph át triển Luxembourg 108.747 11,4 8,1 0 , 33 Norway 84.880 12,6 8,8 0 , 38 Switzerland 67.236 9,90 8,2 0 , 17 Denmark 55.778 11,8 10,3 0 , 15 Sweden 48.754 11,9 10,1 0 , 18 Các nước kém phát triển Niger 349 49,5 13,8 3 , 57 Malawi 343 44,0 13,7 3 , 03

Sierra Leone 326 40,6 16,9 2 , 37

Liberia 240 40,5 12,0 2 , 85

CHDC Congo 194 44,9 17,2 2 , 77

Nguồn: http://esa.un.org/

Năng lực sản xuất và khả năng hiện thực hoá năng lực đó quyết định khối lượng Tổng sản phẩm quốc dân (ký hiệu Q). Đến lượt nó, năng lực sản xuất lại phụ thuộc vào: Tài nguyên, môi trường - R; Vốn con người - L; Vốn vật chất - K và Công nghệ - T. Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn dưới dạng hàm sản xuất như sau:

Q = f (R, K, L, T)

Dưới dây sẽ phân tích ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến tốc độ tăng của Q thông qua ảnh hưởng của dân số đến các loại vốn tài nguyên, vật chất, nhân lực và kỹ thuật.

Ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng lực lượng lao động thường cao hơn tốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước... lại có hạn. Vì

thế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai tăng lên. Điều này có thể làm cho tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bình quân cho một lao động lại giảm đi.

Trong quá trình sản xuất nếu số lao động (L) tăng nhanh hơn nhiều so với vốn vật chất (K) thì lượng vốn đó phải dàn trải ra cho nhiều lao động, dẫn đến tỷ lệ vốn/ lao động (K/L) giảm xuống. Tăng trưởng dân số nhanh tác động trực tiếp làm tăng yếu tố lao động L, nhưng nó có tác động đến quy mô của vốn vật chất K và có làm tăng vốn này hay không? Hiển nhiên là có. Bởi vì, đối với một quốc gia, tăng nhanh

dân số thường là do sinh đẻ nhiều. Do đó, số lượng trẻ em trong tổng số dân lớn.Vì vậy, quỹ tiêu dùng lớn và quỹ tích luỹ bị thu hẹp. Từ đó hạn chế quy mô và tốc độ tăng lên của K. Đây cũng là lý do để tỷ lệ K/L nhỏ và tăng chậm. Như vậy, dân số tăng nhanh tác động đến cả tử số và mẫu số của tỷ lệ K/L theo chiều hướng làm giảm tỷ số này và do đó làm giảm sản lượng đầu ra trên mỗi lao động.

Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đào tạo. Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho Tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm.

Đối với yếu tố công nghệ, có nhiều lập luận rằng quy mô dân số lớn và tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra sức ép làm nảy sinh các phát minh khoa học và đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Những thành tựu trong nông nghiệp là một ví dụ. Dân số đông, thị trường lớn, triển vọng về mức thu lợi lớn hơn làm cho các nhà đầu tư dễ chấp nhận triển khai các công nghệ mới tăng thêm sản lượng để thu lợi nhuận nhiều hơn. Người ta cũng cho rằng "hiệu quả sản xuất tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất". Điều

này cũng có nghĩa là tỷ lệ thuận với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng của nó. Tuy nhiên, tiến bộ kỹ thuật cũng cần phải có thời gian vả lại cần những đầu tư lớn như thuỷ lợi, thuỷ điện... Hơn nữa , nếu đông dân mà nghèo, sức mua kém thì cũng không có thị trường lớn.

Từ những lập luận trên đây có thể thấy rằng: Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Kết luận này có thể được chứng minh cụ thể hơn thông qua mối liên hệ sau:

Tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP- Tỷ lệ gia tăng dân số

Chứng minh (Tham khảo):

Như đã biết, nếu Y0 là mức độ đạt được ở năm trước của một đại lượng Y nào đó và Y1 là mức độ ở năm sau, nếu tỷ lệ gia tăng nhỏ (thường không quá 6 -7 % ) thì có thể tính gần đúng theo công thức:

(Y1 - Y0)/ Y0 = ln (Y1/ Y0)

Vì vậy, nếu ký hiệu Q0 và Q1 là GNP ở năm trước và năm sau, P 0 và P1 là số dân tương ứng thì Tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người là:

Q/P1 1  Q0/P0 ln Q/P 1 1 = ln Q1/P1- ln Q0/Po = (lnQ1- lnP1)- (lnQ0 - lnP0)

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 38)