ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TIÊU DÙNG VÀ TÍCH LUỸ

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 42)

1. Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng

Tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. nhiều yếu tố xác định khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng và các loại dịch vụ nhưng quy mô, cơ cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Tác động của dân số đến tiêu dùng có thể nghiên cứu trên cả ba tầm: xã hội, gia đình và cá nhân .

Nghiên cứu tác động của dân số đến tiêu dùng trên phạm vi toàn xã hội trước hết cho thấy khối lượng vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô dân số. Chẳng hạn, lượng lương thực tiêu dùng tăng nhanh phụ thuộc vào quy mô dân số thế giới như ở Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Dân số và lương thực trên thế giới giai đoạn 1960 - 2010

Năm

Số dân

( tri ệu người)

Lương thực (triệu tấn) Bình quân đầu người (kg) 1960 3.036 847 279 1970 3.703 1.096 296 1980 4.452 1.447 325 1990 5.298 1.780 336 2010 6.852 2.240 327

- http://www.fao.org/worldfoodsituation/wfs-home/csdb/en/

Như vậy, nhìn chung trong khoảng 50 năm qua lượng lương thực đã tăng cùng với tăng quy mô dân số. So với năm 1960, quy mô dân số năm 2010 tăng lên khoảng 2,26 lần còn lượng lương thực trong khoảng thời gian này đã tăng lên 2,64 lần. Để gia tăng lương thực bình quân đầu người thực sự bền vững thì năng suất cây lương thực phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tốc độ suy giảm diện tích đất canh tác dành cho cây lương thực. Điều này khó thực hiện nên từ năm 1990 đến nay, chỉ tiêu này không tăng lên mà còn giảm đáng kể.

Một cách tổng quát, nếu ký hiệu P là tổng số dân, q là mức tiêu dùng trung bình của một người trong năm về một loại hàng hoá nào đó, Q là tổng khối lượng hàng hoá này thì: Q = P x q. Như vậy, nếu q không đổi thì tổng khối lượng hàng hoá Q đồng biến cùng với quy mô dân số P. Đối với nhiều loại hàng hoá như lương thực, thuốc lá, rượu, bia... thì mức tiêu dùng trung bình q phụ thuộc cả vào tuổi và giới tính nữa. Vì vậy, có thể phát triển công thức tính toán tổng khối lượng hàng hoá Q như sau:

QPxf.qfx Pxm.qmx P.Pxf .qfx P.Pxm.qmx P.Pxf .qfx  P xm .qmx   .qmx  

P P  P P 

Trong đó, bộ các số Pf

x/P và Pm

x/P phản ánh cơ cấu dân số theo tuổi (x) và giới tính; qf

x, qm

x phản ánh mức tiêu dùng theo giới tính và tuổi. Rõ ràng, khối lượng tiêu dùng Q phụ thuộc vào tổng dân số P, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính. Chính vì vậy, các đặc trưng dân số như quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính là không thể thiếu được trong nghiên cứu thị trường và nhu cầu tiêu dùng.

Đứng về mặt giá trị, chi phí cho tiêu dùng hàng năm của con người phụ thuộc vào tuổi, giới của họ. Để nghiên cứu mối quan hệ này có thể coi mức chi phí tiêu dùng trung bình cho một người trong năm là một đơn vị sau đó tính các hệ số tiêu dùng theo đơn vị này cho từng độ tuổi.

Chẳng hạn, Hungari đã tính được hệ số chi phí tiêu dùng như ở Bảng 2.9

Bảng 2.9: Hệ số chi phí tiêu dùng Tu ổi H ệ số tiêu dùng Tu ổi H ệ số tiêu dùng Tuổi H ệ số tiêu dùng 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 0.48 0.64 0.82 0.99 1.19 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 1.38 1.29 1.29 1.17 1.09 50 - 54 55 - 59 60 - 64 65 - 69  70 1.09 1.09 1.09 0.98 0.88

Nguồn: Giáo trình Dân số học. NXB Tư tưởng. Matxcơva,1985.

Bảng 2.9 cho thấy: Chi phí cho trẻ em ở nhóm từ 0 đến 4 tuổi chỉ bằng gần một nửa mức trung bình. Chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25 đến 29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tới mức trung bình. Như vậy, từ 25 đến 29 là nhóm tuổi đạt được mức cao nhất về tỷ lệ sinh, năng suất lao động và tiêu dùng.

Sự biến đổi dân số ở nước ta theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em, tăng tỷ trọng người cao tuổi sẽ làm tăng khối lượng tiêu dùng trong tương lai.

2. Dân số và Tích luỹ

Trong xã hội luôn luôn có những nhóm người mà chi phí tiêu dùng vượt quá thu nhập do lao động của họ mang lại hoặc họ không có thu nhập, chẳng hạn trẻ em và người già. Ngược lại, cũng tồn tại nhóm người mà thu nhập do họ tạo ra vượt quá mức tiêu dùng của bản thân. F.Ănghen viết: “Những người đã trư ởng thành có thể sản xuất nhiều hơn cái họ tiêu dùng. Nếu ngược lại, xã hội không thể phát triển được, thậm chí không tồn tại được vì trẻ con sống bằng gì?" 3

.

Để xã hội phát triển, những người lao động phải sản xuất không chỉ đủ tiêu dùng cho họ mà cho cả những người phụ thuộc vào họ và còn phải nhiều hơn thế mới có tích luỹ mở rộng sản xuất. Một trong những phương pháp xác định ảnh hưởng của quy mô và cơ cấ u dân số đến khối lượng tích lũy là tính toán thu nhập và tiêu dùng theo từng độ tuổi.

Ký hiệu: Tổng số dân là P; Số dân độ tuổi x là Px; Mỗi năm, mỗi người độ tuổi x tạo ra thu nhập ax, chi phí cho tiêu dùng là cx.

Tổng thu nhập, ký hiệu Y sẽ là:

P x

YPx.ax P. .ax P.fx.ax

P

Tập hợp các giá trị:  f x  P x  phản ánh cơ cấu của dân số theo độ tuổi.

P 

Tổng chi phí tiêu dùng, ký hiệu C sẽ là:

C Px.cx P.Px .cx  P.fx.cx

P

Tổng khối lượng tích luỹ:

Y  C  P. fx.ax  P. fx.cx  P. fx(ax  cx)

Các biểu thức nói trên một mặt chứng tỏ rằng: cả thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ của xã hội đều phụ thuộc vào tổng số dân P, cơ cấu dân số theo tuổi {f x} , thu nhập, tiêu dùng trung bình của mỗi người trong từng độ tuổi (a x và cx). Mặt khác cũng cho thấy đối với trẻ em chưa có thu nhập, tức là a x = 0 nhưng chi phí tiêu dùng cx > 0, do đó: (ax - cx) < 0. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em [fx] thường lớn, nên fx(ax - cx) mang dấu âm và càng nhỏ, làm cho tổng tíc h luỹ nhỏ và tăng chậm. Vì thế ít có khả năng đầu tư kinh tế từ các nguồn trong nước. Ngược lại, ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân nhỏ nên có điều kiện nâng cao quỹ tích luỹ, tăng đầu tư phát triển sản xuất.

Quỹ đầu tư nhỏ, mức sinh lại cao, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Vì vậy, các nước đang phát triển khó có khả năng giải quyết việc làm trong nước, thường phải xuất khẩu lao động sang các nước phát triển hơn.

Do dân số và kinh tế có mối phụ thuộc, tác động tương hỗ, chặt chẽ nên sự phối hợp giữa các chính sách dân số và chính sách kinh tế vĩ mô là điều cần thiết. Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thể đạt được nếu không giải quyết vấn đề dân số. Ngược lại, để thực hiện mục tiêu của chính sách dân số phải quan tâm đến các giải pháp kinh tế.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w