Tác động của dân số đến môi trường Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến chúng thành các vật phẩm và tiêu

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 85)

III. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Tác động của dân số đến môi trường Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến chúng thành các vật phẩm và tiêu

buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến chúng thành các vật phẩm và tiêu dùng hàng ngày. Trong quá trình khai thác, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, các chất thải được đổ vào môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm. Tác động của dân số đến môi trường có thể biểu thị qua công thức sau: I = C . P . E

Trong đó: I là mức độ tác động đến môi trường P: Số dân = Quy mô dân số

C: Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người

E: Mức độ tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên. Như vậy, nếu C và E cố định thì khi dân số tăng lên, việc khai thác và s ử dụng tài nguyên càng tăng theo và mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng.

1.1 Dân số tăng lên, môi trường đất bị ô nhiễm nhiều hơn

Đất bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các chất thải do sinh hoạt của con người và vật nuôi. Các tác

nhân gây ô nhiễm đất bao gồm tác nhân hóa học, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp có độ kiềm, hoặc độ axít cao, các kim loại nặng…. Các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng, giun, sán v.v… Các tác nhân vật lý Nhiệt độ, phóng xạ… Rác thải sinh hoạt không được xử lý xả thẳng vào đất. “Đầu vào” gây ô nhiễm đất thì nhiều nhưng “đầu ra” lại ít vì các chất gây ô nhiễm đất tồn đọng trong đất, việc khử ô nhiễm gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Đất nông nghiệp bị mất đi trong khi dân số vẫn gia tăng làm cho bình quân đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống. Để có thể đảm bảo lương thực, thực phẩm, buộc phải tìm cách khai thác tối đa các nguồn lợi từ đất, như tăng vụ, tăng năng suất bằng cách dùng nhiều hơn phân hóa học, thuốc trừ sâu… Vì vậy, sản xuất, nhập khẩu phân hóa học và thuốc trừ sâu tăng lên nhanh chóng (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Sản xuất phân hóa học và thuốc trừ sâu

Năm Đơn vị 1989 2009 Số lần tăng

Dân số Người 64.411.713 85.846.997 1 , 33

Lương thực Nghìn tấn 19.834,3 43.323,4 2 , 18

Phân hóa học Nghìn tấn 373 2.396 6 , 42

Thuốc trừ sâu Tấn 4.753 78.491 16 , 51

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX Tập 2. NXB Thống kê. Hà Nội, 12-2004 và gso.gov.vn.

Về nhập khẩu năm 1989, giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam là 110,6 triệu USD, đến năm 2009 đã lên tới 1,4 tỷ USD (4,5 triệu tấn). Các số liệu tương ứng đối với thuốc trừ sâu là 7,6 triệu USD và 488,5 triệu USD!

Như vậy, trong 20 năm qua, dân số chỉ tăng lên 1,33 lần nhưng lương thực đã tăng 2,18 lần. Để đảm bảo sản xuất được khối lượng lương thực này, phân bón đã

phải tăng 6,42 lần và thuốc trừ sâu tăng tới hơn 16 lần (chưa tính nhập khẩu). Đây chính là một trong những nhân tố làm ô nhiễm đất ngày càng trầm trọng.

1.2 Ô nhiễm không khí và suy thoái khí quyển

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không trong sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển.

Trước hết là việc giải quyết vấn đề năng lượng. Ngày nay, năng lượng điện được dùng rộng rãi nhờ khai thác sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, Uranium (nhiên liệu hạt nhân), đốt than đá, xăng dầu, khí tự nhiên (nhiên liệu hoá thạch)… Đương nhiên, dân số và mức sống càng tăng lên càng cần nhiều năng lượng. Để giải quyết vấn đề này, hàng trăm nhà máy điện hạt nhân đã được xây dựng nhưng cũng đã xảy ra nhiều vụ nổ ở các nhà máy này, đặc biệt là vụ nổ nhà nhà máy điện hạt nhân Trernobyl (Liên xô cũ) nãm 1985 và nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) năm 2011 gây nên thảm họa môi trường thảm khốc. Ðiều này đã dẫn đến việc

giảm một nửa số dự án xây dựng nhà máy hạt nhân trên thế giới trong vòng 25 năm tới. Vì vậy, nhiên liệu hóa thạch vẫn là sự lựa chọn chủ yếu hiện nay và tương lai khá xa. Thế giới đã tiêu dùng 1,82 tỷ tấn than năm 1950 đã tăng lên đến 6,5 tỷ tấn than năm 2010. Bên cạnh đó, xăng dầu, khí tự nhiên cũng được tiêu dùng với khố i lượng ngày càng lớn. Từ năm 2004 đến nay, thế giới sử dụng khoảng 80 triệu thùng dầu mỗi ngày! Việc khai thác, vận chuyển, xử lý, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đốt rừng… đã tung lượng bụi khổng lồ vào môi trường và tăng carbon dioxide (CO 2). Lượng khí carbon dioxide - chất khí tạo ra một nửa hiệu ứng nhà kính, trên thế giới đã tăng từ 2,4 tỷ tấn (1950) lên 6,8 tỷ tấn (1985) và tăng vọt lên hơn 30 tỉ tấn vào năm 2010. Điều này cho thấy các nỗ lực hạn chế lượng khí thải chưa thành công. Hậu quả là trái đất nóng lên, băng Bắc cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.

Theo tài liệu “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 6/2009, mực nước biển được dự báo sẽ dâng 75 cm (phương án thấp) và 100 cm (phương án cao). Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu mực nước biển tăng thêm 1m thì Việt Nam với bờ biển dài hơn 3200 km được coi là một trong 5 quốc gia bị đe doạ nghiêm trọng nhất bởi hiện tượng mực nước biển dâng: Mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm; 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3 % diện tích đất trồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán.

Một vấn đề nghiêm trọng khác của suy thoái khí quyển là sự mỏng và thủng tầng ozôn. Nguyên nhân là các hóa chất được sử dụng trong cơ chế làm lạnh của thiết bị điều hòa, máy lạnh, như Hydrochlorofluorocarbon (HCFC) và chlorofluorocarbon (CFC)… tăng nhanh trong thành phần khí quyển do số người dùng các thiết bị lạnh tăng lên.

1.3 Khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước

Có ba vấn đề liên quan đến các nguồn nước sạch mà các chuyên gia dân số, môi trường và phát triển xác định là:

- Nước ngày càng trở nên khan hiếm. Mặc dù nước là nguồn tài nguyên có trữ lượng hạn chế, nhưng dân số lại tăng quá nhanh ở nhiều quốc gia có sự khan hiếm về nước và hơn thế, thiếu nước.

- Ô nhiễm nước là hiện tượng gia tăng ở cả hai khối nước phát triển và đang phát triển. Chất lượng nước kém ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và gián tiếp làm chậm lại nhịp độ kinh tế.

-Sự thoái hóa của các vùng đất cần nước đe doạ khả năng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở các nơi phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi - nơi mà sự phèn hóa, úng lụt và kiểm hóa đã biến nhiều vùng đất canh tác trở thành đất hoang hóa.

Có bốn dạng khan hiếm nước: (1)Khan hiếm do đất bị sa mạc hóa, (2)Khan hiếm do sự thất thường của thời tiết, có các khu vực trở nên ít mưa hơn trong năm,

(3)Khan hiếm do việc trái đất bị sấy khô vì hậu quả của nạn phá rừng, phá huỷ các nguồn nước, đồng cỏ, (4)Khan hiếm do dân số tăng nhanh, tăng nhu cầu nước, đồng thời cũng do việc sử dụng lãng phí nước. Hai loại đầu là do các yếu tố khí tượng - thuỷ văn và hai loại sau là do các hoạt động của con người gây ra.

Khan hiếm nước là một trong những đe doạ trực tiếp đến sự nghiệp phát triển bên vững và cuộc sống của nhân loại. Trước mắt, tác động tổng hợp của thoái hóa đất đai, của hạn hán đe doạ mất mùa và dẫn đến nạn đói. Về lâu dài, gia tăng dân số quá trình làm trầm trọng hơn vấn đề khan hiếm nước, vì làm giảm lượng nước bình quân đầu người nhằm đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống thường ngày và gia tăng các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp.

Hiện tại, vấn đề khan hiếm nước xảy ra đối với 88 nước đang phát triển, nơi 40% dân số hành tinh đang cư trú đặc biệt là nước Bắc Phi và Đông Phi .Trong khi đó, hầu hết các nước này có tỷ lệ gia tăng dân số cao (thí dụ Ethiopia có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm trên 2,5%. Vấn đề đặt ra đối với các Chính phủ là cần có chiến lược quản lý nguồn nước, quỹ đất và không thể tách rời, không thể lơi lỏng đối với chương trình dân số. .

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ chằng chịt. Vì vậy, Việt Nam có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào.

Bảng 4.6: Tài nguyên nước ở Việt Nam

Nguồn nước mặt Nước ngầm Nước khoáng

Tổng lượng trung bình năm: 835 tỉ m 3 (riêng lưu vực sông Hồng và Mêcông chiếm 75%)

- Trữ lượng tiềm

năng 60 tỉ m3/ năm 350 nguồn Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ 225 tỉ

m3 năm - Trữ lượng được

khai thác mới có 3 4 tỉ m3/ năm

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới, năm 2003.

Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong 1 năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m 3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m 3/người vào năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước hiện nay của nước ta cao hơn 2,7 lầ n so với Châu Á (3970 m3/người ) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người ), nhưng nguồn nước lại không phân bố đều giữa các vùng. Mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông ngòi khá nhỏ, ví dụ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã chỉ đạt 5000 m 3 /người, trong khi hệ thống sông Đồng Nai chỉ đạt 2980 m3/người. Theo Hội Nước quốc tế (IWRA):"

nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước". Theo tiêu chí này, thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng một số vùng và lưu vực sông hiện nay thuộc loại thiếu nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai.

Hiến chương châu Âu về nước định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổ i nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".

Nguyên nhân thứ nhất gây ô nhiễm nước là các hiện tượng tự nhiên, như mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Nguyên nhân thứ hai liên quan đến các hiện tượng nhân tạo. Đó là việc con người đổ các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông chủ yếu dưới dạng lỏng vào môi trường nước. Các chất thải độc nhiều đến mức ngay cả các nước phát triển cũng không bảo vệ được các dòng sông tránh khỏi sự ô nhiễm. Điều này, một phần lại được quy định bởi qui mô dân số - yếu tố quyết định qui mô sản xuất và qui mô tiêu dùng của họ.

Ở Việt Nam, với hàng trăm khu chế xuất và khu công nghiệp, hang vạn cơ sở hóa chất, biến chế, dịch vụ dọc theo bờ sông mà chất thải thường được xả thẳng vào các dòng sông nên tình trạng ô nhiễm nước rất trầm trọng, đặc biệt là lưu vực Sông Cầu, sông Nhuệ, sông Ðáy, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu. Trong khi đó, theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cả nước mới có 25,5% hộ dùng nước máy, thành thị 63,5% và nông thôn là 8,6%. Điều này cho thấy, ô nhiễm nước đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh của hàng chục triệu người, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w