I. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC
2. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục
Sự thay đổi về qui mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về qui mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống giáo dục.
(1) Qui mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quy mô của ngành giáo dục
Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩy mở rộng qui mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (kí hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).
Ta có phương trình E = P x e. (1). Do đó việc tăng hay giảm quy mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Ở nước ta, khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XX, quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa dân số và số học sinh phổ thông
Theo phương trình (1) ta có : E1/ E0 = P1.e1/ Po.eo = (P1/Po). (e1/eo) Thay số ta có: 17,9/11,6 = 79/54. (e1/eo) → 154% = 148%. 104%.
Như vậy sau 22 năm, số học sinh phổ thông tăng 154 % là do dân số tăng lên 148% và tỷ lệ đi học tăng lên 104%. Tăng dân số vẫn là yếu tố làm số học sinh tăng mạnh nhất.
Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục cho con cái nói chung và cho con trai, con gái nói riêng, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục .
(2) Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành giáo dục
Hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó, cơ cấu của nền giáo dục thông thường sẽ là: Số học sinh Tiểu học > Số học sinh THCS > Số học sinh THPT. Ngược lại, sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên (Biểu đồ 3.1).
0 20 40 60 80 Quy m« d©n sè 54 65 74 77 79 Häc sinh phæ th«ng 11.6 12.5 15.6 17.7 17.9 1979 - 1989 - 1995 - 1999 - 2001 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006
những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc của nền giáo dục có thể xảy ra quan hệ sau: Số học sinh Tiểu học < Số học sinh THCS < Số học sinh THPT.
Ở nước ta, do đẩy mạnh KHHGĐ, mức sinh giảm nên tỷ lệ dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm từ 39,33% năm 1979 xuống còn 28,73% năm 2009. Số dân trong độ tuổi này của cả nước cũng đã bắt đầu giảm, từ 26.507.676 người năm 1999 xuống còn 24.650.028 người năm 2009. Mặt khác, cơ cấu dân số trong độ tuổi học phổ thông cũng thay đổi mạnh (Bảng 3.1). Bảng 3.1: Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông
Đơn vị: % Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 5 - 9 14,58 13,3 12,00 7 , 99 10 - 14 13,35 11,7 11,96 8 , 54 15 - 19 11,40 10,5 10,77 10 , 19 Tống tỷ lệ (%) 39,33 35,5 34,73 28 , 73
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, 2009
Những thay đổi nói trên đã tác động mạnh mẽ đến không chỉ quy mô mà còn cơ cấu Hệ thống GDPT. Bảng 3.2 cho thấy: Số học sinh phổ thông đã giảm từ hơn 17 triệu năm học 1998-1999 xuống còn gần 15 triệu năm học 2009 -2010. Cần chú ý rằng, số học sinh giảm xuống trong khi quy mô dân số và tỷ lệ nhập học lại tăng lên. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của cấu trúc dân số còn mạnh hơn cả tác đ ộng của hai yếu tố quy mô dân số và tỷ lệ nhập học.
Bảng 3.2: Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 -12 các năm học
Đơn vị: nghìn Năm học 1998 - 1999 2002 - 2003 2006 - 2007 2009 - 2010 Tiểu học 10223,9 8815,7 7029,4 6908,0 THCS 5514,3 6429,7 6152,0 5163,2 THPT 1652,9 2454,2 3075,2 2840,9 Tổng số 17391,1 17699,6 16256,6 14912,1 Nguồn: gso.gov.vn
Về cơ cấu của Hệ thống GDPT, nếu tỷ số học sinh các cấp THPT, THCS và Tiểu học năm học 1998-1999 là: 1- 3,34 - 6,19 thì năm học 2009-2010 là: 1- 1,82 2,43! Rõ ràng, chỉ sau 10 năm nhưng đã thay đổi rất lớn cơ cấu của Hệ thống GDPT. Số học sinh Tiểu học, từ chỗ lớn gấp 6,19 lần số học sinh THPT nay chỉ gấp 2,43 lần!
(3) Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của ngành giáo dục
Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra, một số quốc gia không chú ý đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên cũng không muốn đến làm việc ở các vùng này. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số lớn và tăng nhanh, số trẻ em đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, học sinh phải học cả ca 3. Ngược lại, ở nơi dân cư quá thưa thớt, số trẻ em trong tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành giáo dục.