TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ ĐẾN DÂN SỐ

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 51)

Sơ đồ 1.2: Quan hệ Dân số và Phát triển trong Chương 1 chỉ rõ kinh tế tác động đến dân số thông qua việc tác động đến mức sinh, mức chết và di cư. Bảng

1.2 cũng cho thấy các nước giàu có thì mức sinh , mức chết, nhất là mức chết trẻ em đều thấp, còn các nước nghèo đói thì ngược lại. Mối quan hệ ngược chiều giữa kinh tế và mức sinh do các nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, một nền kinh tế phát triển, dựa trên công cụ sản xuất hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa thường có nhu cầu lao động ít về số lượng nhưng cao về chất lượng. Điều này sẽ thúc đẩy các cặp vợ chồng sinh đẻ ít để dành nguồn lực chăm sóc con cái về sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề.

Thứ hai, khi kinh tế phát triển, con người có thể nảy sinh nhiều nhu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống, đòi hòi chất lượng cao hơn đối với việc thỏa mãn các như cầu: học tập, nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe, du lịch, vui chơi, giải trí,… Các nguồn lực, kể cả thời gian dành cho việc sinh con và chăm sóc con sẽ phải “cạnh tranh” với các nhu cầu này. Đẻ ít như một giải phải để giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu nói trên.

Thứ ba, ở các nước giàu có, việc sinh con không có mục tiêu kinh tế mà đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu về tình cảm. Trong kh i đó chi phí nuôi con lại lớn. Do vậy mức sinh thấp. Ở các nước nghèo thì tình hình ngược lại.

Chế độ kinh tế cũng tác động mạnh đến mức sinh. Chế độ bao cấp, nhất là bao cấp trong nuôi, dạy và phòng, chữa bệnh cho trẻ em sẽ khuyến sinh. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường, cha mẹ có trách nhiệm trang trải chi phí cho các dịch vụ nuôi dạy trẻ. Do đó cũng dẫn đến hạn chế sinh.

Đối với mức chết, nghèo đói thường đi đôi với tình trạng suy dinh dưỡng, mù chữ, mất vệ sinh, hệ thống y tế kém phát triển… Những yếu tố này sẽ nâng cao tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Nghèo đói đôi khi trực tiếp làm cho mức chết tăng lên.Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, năm 2011, ở vùng Sừng Châu Phi, hàng chục ngàn người đã chết đói, khoảng 12 triệu người có nguy cơ tử vong do không có thức ăn.

Đối với di cư, ở những nơi giàu có, kinh tế phát triển, mức sống cao tạo nên lực hút cho di cư đến. Ngược lại, những vùng nghèo đói, việc làm ít, tạo ra lực đẩy nên xuất cư mạnh.

Do tác động đến cả mức sinh, mức chết và di cư, đương nhiên kinh tế tác động đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w