MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 93)

1. Khái niệm kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là một quá trình liên tục từ việc phân tích tình hình, lựa chọn mục tiêu, hình thành các hoạt động trong tương lai nhằm đạt mục tiêu đề ra. KHH là một phương pháp, một công cụ quản lý. 2. Hệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạch

Hệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạch được trình bày trong Bảng 5.1

Bảng 5.1: Hệ thống tổ chức kế hoạch Hệ thống chính quyền Hệ thống lập kế hoạch Cấp trung ương - Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Cấp trung ương: - Cấp quốc gia - Cấp vùng - Cấp ngành Cấp tỉnh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp huyện Cấp xã Cấp xã

Có thể phân loại kế hoạch theo các cấp quản lý, như sau:

+ Cấp quốc gia:

- Chính sách

- Chiến lược phát triển KT-XH quốc gia (10 năm) - Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực. - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH quốc gia - Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực - Kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm

- Các chương trình mục tiêu quốc gia - Khuôn khổ kế hoạch hành động quốc gia

- Dự án + Cấp vùng:

- Quy hoach phát triển vùng

- Các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng - Chương trình điều phối kế hoạch các địa phương - Dự án

+ Cấp tỉnh:

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh (10 năm) -Quy hoạch tổng hợp sử dụng đất của tỉnh

-Khuôn khổ quy hoạch không gian các đô thị và điểm dân cư - Chương trình, dự án đầu tư phát triển của tỉnh

- Các chương trình mục tiêu - Dự án

+ Cấp huyện:

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện - Quy

hoạch tổng hợp sử dụng đất của huyện.

- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm - Kế hoach đầu tư phát triển của huyện

- Dự án + Cấp xã:

- Kế hoạch hàng năm

- Dự án

3. Quy trình Kế hoạch hóa

Quy trình KHH gồm các bước như Sơ đồ 5.1, sau:

Sơ đồ 5.1: Quy trình kế hoạch hóa

4. Quan niệm “Lồng ghép”

Trong những năm qua, thuật ngữ "lồng ghép dân số và phát triển" đã được nhiều người sử dụng, cả nhà khoa học và nhà quản lý, nhưng theo nhiều nghĩa khác nhau. Dưới đây trình bày một số quan niệm và phạm vi vận dụng việc "lồng ghép dân số và phát triển".

4.1 Những quan niệm không đầy đủ

4.1.1.Quan niệm tranh thủ, kết hợp

Xây dựng Kế Phân tích hiện trạng và xác định vấn đề hoạch Đặt ra mục đích, mục tiêu,chỉ Xây dựng chính sách và chiến lược mục tiêu, chỉ tiêu Xác định chương trình/ dự án Đánh giá Giám sát Thực hiện kế hoạch Lập chương trình đầu tư

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là sự tranh thủ, kết hợp giữa các hoạt động dân số và hoạt động phát triển”.

Trên thực tế, các hoạt động phát triển bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, mạng lưới, nhân lực cùng với kinh nghiệm và tay nghề, phương tiện đảm bảo cho các hoạt động này sẵn có ở khắp mọi nơi. Sự giao tiếp giữa "khách hàng" và hệ thống dịch vụ kinh tế -xã hội cũng có cơ hội và thường xuyên.

Một mạng lưới như vậy có khả năng thực hiện thêm việc tuyên truy ền, giáo dục Dân số -SKSS hoặc bán/phân phối miễn phí phương tiện tránh thai phi lâm sàng.

Ngoài các hệ thống sẵn có, với các hoạt động thường xuyên, nhiều Chương trình, Dự án phát triển được thực hiện ở các địa phương hoặc tập trung vào một nhóm đối tượng nào đó, sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp thêm với các hoạt động dân số. Chẳng hạn, Dự án phát triển đàn bò sữa, xoá đói giảm nghèo nếu phối hợp đưa thêm các hoạt động kế hoạch hoá gia đình sẽ có lợi trên nhiều phương diện: Đàn bò phát triển, dân số ổn định, kết quả xoá đói, giảm nghèo tốt hơn. Trong khi đó, chi phí thực hiện bao gồm cả nhân, tài, vật lực, sẽ giảm hơn so với việc tiến hành riêng rẽ hai dự án.

Từ đó, có ý tưởng tranh thủ sử dụng nguồn lực, cơ hội sẵn có, bổ sung thêm

nguồn lực cho các hệ thống/hoạt động phát triển để tiến hành các hoạt động dân số hoặc ngược lại. Đó chính là quan niệm Lồng ghép như là sự tranh thủ, kết hợp.

4.1.2 Quan niệm "bước đệm" hay "điểm khởi đầu"

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là quá trình nối tiếp mà hoạt động phát triển là bước đệm khởi đầu, hoạt động dân số tiếp nối sau”.

Ngay hiện nay, không phải mọi cộng đồng, mọi người đều ủng hộ KHHGĐ hay chăm sóc SKSS, nhất là các vấn đề liên quan đến triệt sản, phá thai, HIV/AIDS... Mặt khác, họ chưa hiểu, thậm chí chưa hề gặp cán bộ Chương trình hay Dự án dân số. Do vậy, cần phải có hoạt động phát triển làm "bước đệm ". Hoạt động này cần đáp ứng một nhu cầu nào đó mà cộng đồng đang quan tâm. Bắt đầu bằng một hoạt động tốt, không gây tranh cãi, như cung cấp nước sạch, phổ biến kỹ thuật nuôi tôm, phương pháp nuôi/dạy con, cho vay vốn phát triển đàn bò. Sau "bước đệm" hay "điểm khởi đầu" này, khi cộng đồng thông cảm, dễ lĩnh hội và chấp nhận cái mới thì sẽ thực hiện các Dự án DS-SKSS. Nói một cách khác, khi các nhân viên DS-SKSS trở nên được tín nhiệm và tin cậy hơn, mới có thể nói với mọi người về DS -SKSS một cách thuyết phục và hiệu quả. Như vậy, lồng ghép như một quá trình nối tiếp nhau mà Chương trình/Dự án phát triển là một bước đệm, một bước khởi đầu. Chương trình/Dự án dân số sẽ tiếp nối sau. Hoặc cũng có thể ngược lại, một Dự án bảo vệ và chăm sóc trẻ em, như tiêm chủng mở rộng có thể đễ dàng

lôi cuốn cộng đồng tham gia và trở thành bước đệm cho Dự án "Đưa trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đến lớp".

4.1.3 Quan niệm lồng ghép tổ chức

Theo quan niệm này: " Lồng ghép là các cơ quan dân số và các cơ quan phát triển cùng hoạt động trong một tổ chức điều phối chung”.

Thực tế chỉ ra rằng, các mục tiêu DS- PT cụ thể, có thể đạt được kết quả, cần có sự tham gia, nỗ lực hoạt động của nhiều ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Để có sự phối kết hợp hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả thì các đơn vị này cần được đặt trong một tổ chức bao trùm, có chức năng điều phối các hoạt động trong lĩnh vực DSPT của các thành viên. Như vậy, lồng ghép Dân số và phát triển được hiểu theo nghĩa lồng ghép tổ chức là sự tập hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội vốn độc lập với nhau, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau vào cùng một tổ chức để phối kết hợp các hoạt động trong lĩnh vực DS- PT.

Sự lồng ghép về tổ chức làm cho việc lồng ghép về hoạt động diễn ra có kế hoạch, có điều phối, nhờ đó tránh được chồng chéo, lãng quên và tiết kiệm được nguồn lực.

4.1.4 Quan niệm Dân số là một biến cầu Theo quan niệm này: "Lồng ghép là khi tính nhu cầu khối lượng hàng hoá và dịch

vụ trong các kế hoạch phát triển cần dựa trên quy mô và cơ cấu dân số”.

Trước đây, khi lập kế hoạch cung cấp lương thực, xây dựng trường học, trung tâm y tế, nhà ở v.v... người ta sử dụng dự báo dân số để ước tính nhu cầu về khối lượng các sản phẩm và dịch vụ nói trên.

Một cách tổng quát, nếu ký hiệu: P là tổng số dân, a là mức tiêu dùng trung bình của một người trong năm về một loại hàng hoá nào đó, Q là tổng khối lượng hàng hoá này thì Q = P.a. Như vậy, nếu a không đổi thì tổng khối lượng hàng hoá Q đồng biến cùng với quy mô dân số P.

Đối với nhiều loại hàng hoá thì mức tiêu dùng trung bình a phụ thuộc cả vào tuổi và giới tính nữa. Lương thực, thuốc lá, rượu, bia chẳng hạn. Vì vậy, nếu gọi:

Pm

x và Pf

x số dân nam và số dân nữ độ tuổi x. am x và af

x là mức tiêu dùng bình quân tương ứng của một người nam và nữ ,

một năm thì có thể chi tiết hoá công thức tính toán tổng khối lượng nhu cầu hàng hoá Q như sau :

Q =  Pfx . afx +  Pmx . amx

Rõ ràng, khối lượng tiêu dùng Q phụ thuộc tổng dân số P, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính (thông qua bộ các số Pf

x và Pm

x ) và các mức tiêu dùng a f x, am

x. Ở mỗi trình độ phát triển khác nhau thì các mức tiêu dùng a f

x , am

x cũng khác nhau. Như vậy, khi tính toán khối lượng tiêu dùng Q đã có sự đề cập, phân tích cả quy

mô, cơ cấu dân số và yếu tố phát triển. Hay nói khác đi, đã lồng ghép dân số và phát triển để tính nhu cầu trong quá trình kế hoạch hoá.

Chính vì vậy, quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính là không thể thiếu được trong nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là nghiên cứu người tiêu dùng. Tuy nhiên, tính toán nhu cầu mới chỉ là một bước trong toàn bộ quy trình kế hoạch hoá và cũng chưa diễn đạt hết nội hàm "lồng ghép" cần diễn đạt.

4.2 Quan niệm đầy đủ về lồng ghép

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là sự suy xét quan hệ nhân-quả giữa dân số và phát triển ở mọi cấp độ kế hoạch, trong toàn bộ quá trình kế hoạch hoá ”.

Như chúng ta đã biết, kế hoạch có các cấp độ: Chính sách, chiến lược, chương trình, dự án và quá trình kế hoạch hoá bao gồm các bước: (1) Lập kế hoạch, (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch, (3) Giám sát thực hiện kế hoạch và cuối cùng là (4) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Trong đó, giám sát có thể coi là bước bao trùm, vì nhà quản lý không những cần giám sát việc thực hiện kế hoạch mà cả khâu lập kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Mỗi bước nói trên lại có một quy trình thực hiện. Chẳng hạn, ở bước "lập kế hoạch" phải tuân theo quy trình sau:

-Phân tích tình hình

-Xác định mục tiêu /chỉ tiêu. - Lựa chọn giải pháp

- Hình thành các Chương trình/Dự án

-Lập chương trình đầu tư và dự toán ngâ n sách

Như trên đã đề cập, dân số và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều. Mối quan hệ này lại chi phối lĩnh vực mà chúng ta đang KHH. Vì vậy, lồng ghép có thể định nghĩa đầy đủ là: Sự suy xét rõ ràng mối quan hệ nhân-quả giữa dân số và phát triển ở mọi cấp độ kế hoạch và trong mỗi bước của quy trình kế hoạch hoá.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w