Các đặc trưng dân số của gia đình

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 46)

V. QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ GIA ĐÌNH

1. Các đặc trưng dân số của gia đình

1.1 Số gia đình

Sự biến động số lượng gia đình xảy ra không ngừng. Điều này chẳng những là do kết quả của những sự kiện dân số: con cái kết hôn tách khỏi gia đình bố mẹ, ly hôn, chết... và những yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy hay kìm hãm các sự kiện này.

Ở Việt Nam, số hộ gia đình tại thời điểm Tổng điều tra năm 1979 là 9.665.866 , năm 1989 tăng lên 12.959.041, năm 1999 là 16.669.351 và năm 2009 là

22.628.16701. Tốc độ tăng số lượng hộ gia đình luôn cao hơn tốc độ tăng dân số. Do mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế nên việc số lượng gia đình tăng lên dẫn đến sự biến đổi quy mô sản xuất và tiêu dùng. Trong nông nghiệp, điều này dẫn đến hoặc là diện tích đất của các trang trại giảm đi hoặc là đẩy nhanh sự phân công lại lao động xã hội. Nhu cầu của các loại hàng hoá mà gia đình là một đơn vị sử dụng tăng nhanh, đặc biệt là nhà ở.

1.2 Cơ cấu gia đình

Các gia đình khác nhau về số con, số lao động, số thế hệ trong gia đình, độ tuổi và giới tính của chủ hộ, loại quan hệ của các thành viên... Vì vậy, người ta thường phân chia tổng số gia đình thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức định lượng hoặc định tính, tức là nghiên cứu cơ cấu gia đình theo tiêu thức nào đó.

Chẳng hạn, nếu phân chia số gia đình theo số thành viên của nó, ta sẽ có cơ cấu gia đình theo số khẩu. Có thể biểu diễn cơ cấu này thông qua tỷ lệ gia đình có k khẩu, ký hiệu là (fk). Theo Tổng điều tra dân số năm 1979 và 2009, cơ cấu gia đình theo số khẩu biến đổi mạnh, theo hướng quy mô gia đình ngày càng nhỏ (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Cơ cấu gia đình theo số khẩu

Đơn vị: %

Số khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9+

1979 6,9 10,4 13,5 15,0 14,4 12,5 10,1 7,3 9 ,

2009 7,2 14,3 20,9 28,7 15,1 8,3 2,7 1,4 1 , 4 4

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979 và 2009

Nếu năm 1979, tỷ lệ gia đình 5 khẩu trở lên chiếm 54,2% và quy mô gia đình trung bình là 5,2 khẩu, thì đến năm 2009, các con số tương ứng chỉ còn 28,9 và 3,8!

Việc nghiên cứu thu nhập và mức sống, sản xuất các mặt hàng cho gia đình như nhà ở, ô tô, rõ ràng phải căn cứ vào số thành viên gia đình (k) và các tỷ lệ gia đình có k nhân khẩu (fk). Kết quả các cuộc Điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam từ 2002 đến nay đều cho thấy: Thu nhập, tiêu dùng bình quân đầu người phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô gia đình. Trong các cuộc điều tra mức sống dân cư, người ta chia dân cư thành 5 nhóm thu nhập:

Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhất Nhóm 2: Nhóm có thu nhập dưới trung bình

Nhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bình Nhóm 4: Nhóm có thu nhập khá

Nhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất

Các kết quả điều tra mức sống dân cư đều cho thấy quy mô gia đình càng nhỏ thì thu nhập bình quân một người/một tháng càng cao (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập

Đơn vị: người

Năm Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập

Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2002 4.44 4.92 4.69 4.46 4.25 4.00 2004 4.36 4.76 4.57 4.34 4.23 4.00 2006 4.24 4.63 4.43 4.26 4.11 3.90 2008 4.12 4.41 4.30 4.15 4.03 3.77 2010 3.89 4.22 4.08 3.95 3.83 3.46 Nguồn: gso.gov.vn

Thu nhập, tiêu dùng cũng khác nhau trong các gia đình mà chủ hộ là nam hay nữ.

1.3 Chu trình dân số của gia đình

Gia đình từ lúc hình thành (thường bắt đầu bằng sự kết hôn) tới khi kết thúc (được đánh dấu bằng cái chết của người cuối cùng trong cặp vợ chồng đó), không ngừng biến đổi trên các phương diện dân số, kinh tế -xã hội... Vì vậy, dựa trên cơ sở này người ta thường phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình.

Một dãy liên tiếp các giai đoạn khác nhau về mặt dân số trong quá trình phát triển của gia đình được gọi là chu trình dân số của gia đình. Việc phân chia các giai

đoạn này thường căn cứ vào các “sự kiện dân số” như: kết hôn, sinh con, sự tách khỏi gia đình của các thành viên, cái chết của vợ (hoặc chồng)... Chẳng hạn:

• Giai đoạn 1 - Giai đoạn phát triển: từ lúc cặp vợ chồng kết hôn cho tới lúc sinh đứa con cuối cùng.

• Giai đoạn 2 - Giai đoạn ổn định: từ lúc sinh đứa con cuối cùng đến khi đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình.

• Giai đoạn 3 - Giai đoạn trưởng thành: từ lúc đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình đến khi đứa con cuối cùng tách khỏi gia đình.

• Giai đoạn 4 - Giai đoạn giải thể: từ lúc đứa con cuối cùng tách khỏi gia đình đến khi người còn lại trong cặp vợ chồng qua đời.

Ở mỗi giai đoạn, quy mô gia đình, độ tuổi các thành viên thay đổi, ảnh hưởng đến một loạt những vấn đề như chức năng, việc làm, thu nhập và tiêu dùng làm cho tình trạng kinh tế của gia đình thay đổi trên từng giai đoạn. Sự thay đổi rõ rệt nhất có thể là thu nhập bình quân tính trên đầu người qua từng giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất có nhiều yếu tố làm giảm thu nhập bình quân: số thành viên gia đình tăng lên; người mẹ phải nghỉ việc tạm thời hay chọn việc khác nhẹ nhàng hơn khi sinh con; có thêm người giúp việc... trọng tâm hoạt động của gia đình là chăm sóc trẻ. Chi tiêu của gia đình cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở giai đoạn này chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng giai đoạn 4 thì nhu cầu này lại hầu như không còn nữa.

Ở giai đoạn 2 - Quy mô gia đình ổn định, tuổi nghề của cặp vợ chồng tăng lên tạo khả năng nâng cao tiền lương của họ và do đó nâng cao thu nhập bình qu ân. Song chi phí nuôi dạy trẻ cũng tăng lên.

Giai đoạn 3 - Hoạt động của gia đình cơ bản là nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp của các thành viên. Thu nhập bình quân có xu hướng nâng cao.

Ở giai đoạn 4 - Khi con cái đã trưởng thành ra ở riêng hết thì cặp v ợ chồng cũng đã đến hoặc gần đến tuổi hưu, thành thử thu nhập của gia đình giảm đi, các chi phí bảo vệ sức khoẻ tăng lên. Như vậy, chu trình phát triển của gia đình là một trong các yếu tố gây nên sự suy giảm, gia tăng hay ổn định thu nhập bình quân. Về cơ cấu chi tiêu gia đình cũng biến đổi theo chu trình sống của nó. Rõ ràng, trong cơ cấu chi tiêu gia đình giai đoạn phát triển bao gồm một khoản lớn cho nuôi dạy trẻ em. Trong khi đó, ở giai đoạn cuối cùng thì không có khoản chi này, nhưng chi phí chăm sóc người già lại tăng.

Như vậy, khảo sát tình trạng kinh tế của gia đình, điều quan trọng là phải xem xét xem nó đang ở giai đoạn nào của chu trình sống. Để nhấn mạnh mối quan hệ dân số - kinh tế trong gia đình, có thể xây dựng khái niệm chu trình dân số - kinh tế của gia đình, tức là một dãy liên tiếp các trạng thái dân số - kinh tế của nó. Các trạng thái này được phân biệt nhờ những sự kiện “dân số - kinh tế” như sinh con, con đến tuổi lao động, cặp vợ chồng về hưu...

Việc phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình, đo lường độ dài và xác định nội dung kinh tế của từng giai đoạn là một phương hướng nghiên cứu mối quan hệ dân số - kinh tế trong phạm vi gia đình.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 46)