IV. TÁC ĐỘNG CỦA DS-KHHGĐ ĐẾN AN SINH XÃ HỘ
2. Tác động của DS-KHHGĐ và biến đổi dân số đến nhu cầu an sinh xã hộ
hội
An sinh xã hội (ASXH -tiếng Anh là Social Security), vì vậy có thể hiểu theo nghĩa rất rộng và trên thực tế đã có nhiều định nghĩa rất khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” .
Từ khái niệm này có thể thấy tình trạng dân số nói chung và dân số giai đoạn “cơ cấu vàng” nói riêng có tác động rất lớn đến nhu cầu ASXH, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
2.1 Nhu cầu an sinh xã hội cho số phụ nữ sinh đẻ hàng năm
Như đã nói ở trên, mức sinh của Việt Nam giảm mạnh. Thật vậy, năm 1992, tỷ suất sinh của nước ta là 30%0. Nếu giữ nguyên mức sinh này, thì với dân số 85.846.997 của năm 2009, số trẻ em sinh ra của nước ta năm này sẽ là: 85.846.997 x 0,03 = 2.575.991. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh KHHGĐ, tỷ lệ sinh năm 2009 chỉ là 17,6%0, nên số sinh thực tế là:
85.846.997 x 0,176 = 1.511.311
Như vậy đã giảm 1.064.680 ca sinh. Nếu mỗi phụ nữ sinh con được nghỉ 4 tháng có lương thì với mức sinh hiện nay, theo nghĩa tương đương, Việt Nam cần đảm bảo ASXH suốt năm cho khoảng 50 vạn phụ nữ sinh con, bị ngừng thu nhập. Số lượng này tuy lớn nhưng cũng đã giảm hơn 35 vạn, so với mứ c sinh 1992!
2.2 Nhu cầu an sinh xã hội cho những người thực hiện biện pháp KHHGĐ
Sở dĩ mức sinh nước ta giảm nhanh là vì số người thực hiện biện pháp KHHGĐ tăng lên. Theo Luật BHXH năm 2006, khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày, triệt sản người được nghỉ việc mười lăm ngày. Điều tra 1-4 năm 2010 cho thấy, cả nước có 6.517.774 phụ nữ đặt vòng, 512.262 người đình sản. Đây là các con số tích lũy đối với những người đang trong độ tuổi sinh đẻ. Điều này cho thấy, nhu cầu đảm bảo ASXH cho việc thực hiện KHHGĐ lên tơi 53.308.348 ngày/người hay gần 15 vạn người/năm!
2.3 Nhu cầu an sinh xã hội cho những người nạo phá thai
Mức sinh giảm, một phần là do phá thai. Tình trạng này rất phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ XX. Số ca nạo phá thai chỉ tính riêng trong y tế Nhà nước năm 1992: 1,33 triệu; 1993: 1,20 triệu; 1994: 1,25 triệu; 1995: 1,20 và 1996: 1,22 triệu... Nhờ cung cấp và sử dụng tốt dịch vụ KHHGĐ, năm 2010 số người phá thai chỉ còn
127.024 người. Theo Luật BHXH năm 2006, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Nếu tính trung bình là 20 ngày thì năm 2010, nhu cầu BHXH cho đối tượng này cũng lên đến 2.540.480 ngày /người hay gần 7.000 người/năm. 2.4 Nhu cầu an sinh xã hội cho trường hợp con ốm, mẹ nghỉ.
Cũng theo Luật BHXH năm 2006, con dưới 3 tuổi ốm, mẹ được nghỉ tối đa 20 ngày trong năm. Như trên đã trình bày, so với mức sinh năm 1992, thì năm 2009 Việt Nam đã giảm 1.064.680 ca sinh. Điều này có nghĩa giảm nhu cầu BHXH cho:
2.5 Nhu cầu an sinh xã hội cho trường hợp con chết, mẹ nghỉ.
Do kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta giảm nhanh. Năm 1994, tỷ lệ này là 45,2%0, năm 2009 chỉ còn 16%0! Năm 2009 có 1.511.311 cháu bé được sinh ra. Nếu theo mức chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 1994 thì số trẻ em sinh năm 2009 chết trước 1 tuổi là 1.511.311 x 0 ,0452 = 68.311 cháu. Tuy nhiên, với mức chết 16%0 thì số trẻ chết dưới 1 tuổi là 1.511.311 x 0,016 = 24.181 cháu, nghĩa là giảm bớt số trẻ em chết dưới 1 tuổi là 44.130 cháu.
Theo Luật BHXH năm 2006, trường hợp con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết. Như vậy do mức chết trẻ em giảm nên nhu cầu BHXH giảm, ít nhất:
44.130 x 30 ngày = 1.323.900 ngày /người = 3.727 người/năm
2.6 Bảo hiểm y tế miễn phí
Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng ưu đãi đặc biệt, là một trong 3 nhóm đối tượng được hưởng những quyền lợi cao nhất về giáo dục, nước sạch - vệ sinh môi trường, y tế… Theo Thông tư liên bộ số 29/2008/TT-BLĐTBXH, từ ngày 28/11/ 2008, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Tổng điều tra dân số 1979, cho thấy, nước ta chỉ có hơn 52 triệu dân lại có tới 9.251.299 trẻ em dưới 6 tuổi, chiếm 17,5% tổng số dân. Năm 2009, cả nước có hơn
85.846.997 người, nếu tỷ lệ trẻ em cũng như năm 1979, nghĩa là 17,5% thì số trẻ em dưới 6 tuổiở nước ta sẽ là 85.846.997 người x 0,175 = 15.023 224 người. Tuy
nhiên, trên thực tế, cả nước chỉ có khoảng 8,7 triệu trẻ em dưới 6 tuổi. Điều đó có nghĩa là quy mô Bảo hiểm Y tế cho trẻ đã giảm đi 6,3 triệu người!
2.7 Bảo hiểm thất nghiệp
Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số “ vàng”. Đặc điểm nổi bật của biến đổi dân số là cả tỷ lệ và số lượng dân số trong độ tuổi lao động thực tế (15 -64)
tuổi tăng lên trong khoảng 20 năm đầu (1999-2019) đạt tới khoảng 68-69% tổng dân số, sau đó tỷ lệ giảm nhưng số dân trong độ tuổi tích cực tham gia hoạt động kinh tế vẫn tăng và đạt số lượng cực đại khoảng 72 triệu người.
Rõ ràng, dân số trong độ tuổi lao động có quy mô lớn và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,29% và khu vực nông thôn: 2,3%. Bên cạnh đó tỷ lệ thiếu việc làm, tương ứng cho các khu vực là 3,57%; 1,82 % và 4,26%!
Điều này có nghĩa là cần bảo đảm ASXH cho 1.548.902 người thất nghiệp và 2.043.952 người thiếu việc làm, tổng số hai nhóm đối tượng này là 3.692.854 người! Nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chỉ như năm 1979, thì tổng số người tổng số thiếu việc làm chỉ là 2.853.569! Như vậy, chỉ riêng ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đã làm tăng số người cần đảm bảo ASXH do thất nghiệp, thiếu việc làm lên đến 839.285 người!
2.8 Bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp
Năm 2009, lao động nông nghiệp của Việt Nam chiếm tỷ trọng 51,5% tổng số lao động. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đề ra mục tiêu vào năm 2020 chỉ khoảng 30 - 35%. Điều này có nghĩa, ngay cả với mục tiêu 35% lao động nông nghiệp thì cũng phải có khoảng 10 triệu người cần chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó nhiều người là nông dân mất đất cho công nghiệp hóa. Trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ những người 40 tuổi trở lên tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số. Đây lại là nhóm gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp nhưng lại bắt buộc phải chuyển, nhất là ng ười mất đất! Vì vậy nảy sinh nhu cầu bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp sẽ rất lớn.
2.9 Bảo đảm ASXH cho người cao tuổi
Theo Pháp luật Việt Nam, những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Cùng với xu hướng chung của thế giới, ngư ời cao tuổi Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ (Bảng 3 .7).
Bảng 3.7: Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ Năm Số dân (Triệu người) Số ng ười cao tuổi (Triệu người) Tỷ lệ người cao tuổi ( % ) (1) (2) (3) (4) = (3) : (2) 1979 53,74 3,71 6 , 90 1989 64,41 4,64 7 , 20 1999 76,32 6,19 8 , 12 2009 85,85 7,73 9 , 00
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999; 2009
Số liệu ở Bảng 3.7 cho thấy:
- Nước ta đã ở sát ngưỡng dân số già hóa. Tỷ lệ người cao tuổi năm 2009 đãđạt 9%. - Nhịp độ già hoá ở nước ta nhanh hơn nhịp tăng dân số và càng ngày càng tăng nhanh hơn. Nếu trong 10 năm, từ 1979 đến 1989, dân số tăng thêm 20% thì người cao tuổi tăng thêm 25%; còn trong giai đoạn 1989-1999, các tỷ lệ tương ứng là 18%
và 33%! Nhìn toàn bộ thời kỳ 1979 đến 2009 dân số tăng lên 1,6 lần còn người cao tuổi tăng 2,08 lần!
Sự bùng nổ sinh đẻ sau năm 1954 và kéo dài trong nhiều thập kỷ sau đó, đồng thời mức sinh giảm mạnh trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và còn tiếp tục giảm sẽ là các nhân tố thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quá trình già hoá dân số nước ta trong khoảng những năm tới.
Người cao tuổi ở nước ta chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Năm 2005, hơn 74 % người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16-17 % hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm để chi tiêu khi tuổi già. Theo Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, từ 1- 32011, số người cao tuổi, phụ thuộc hoàn cảnh sẽ được hưởng trợ cấp xã hội 180.000 đồng tháng, tức là 2,16 triệu đồng/năm. Riêng những người 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, khoảng 46 vạn người sẽ đương nhiên được hưởng mức trợ cấp này. Nghĩa là tổng chi trợ cấp xã hội cho nhóm 80 tuổi trở lên gần 1000 tỷ đồng/năm. Đảm bảo ASXH cho người cao tuổi trở thành bài toán lớn và ngày càng lớn ở Việt Nam.
2.10 Nhu cầu đảm bảo ASXH liên quan đến tử vong. Cùng với già hóa dân số,
tỷ lệ chết ở nước ta cũng sẽ tăng lên. Năm 2005, tỷ lệ này là 5,3% 0, nhưng năm 2009 và 2010 đã là 6,8%0! Có nghĩa là:
86.747.807 x 0,0068 = 589.885 người chết.
Hiện nay, nhà nước đang thực hiện chế độ trợ cấp tử tuất cho những người đóng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và thân nhân của họ được hưởng tiền tuất hàng tháng.
Những tính toán trên đây mới mang tính trực tiếp, chưa tính đến những ảnh hưởng gián tiếp. Chẳng hạn, khi mức sinh giảm xuống, từ 6 con xuống 2 con/bà mẹ, các em sẽ được chăm sóc tốt hơn, khả năng ốm đau cũng sẽ giảm hoặc áp lực lao động/việc làm giảm, khả năng thất nghiệp giảm theo.