GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Dân số và kinh tế có quan hệ chặt chẽ Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 52)

Dân số và kinh tế có quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ thể, mối quan hệ này có những đặc điểm, yêu cầu nổi bật cần tập trung giải quyết để kinh tế phát triển và dân số có quy mô ổn định, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao. Hiện nay, giải quyết vấn đề này ở nước ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau :

1. Duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý, đẩy mạnh tạo việc làm

Do từ năm 2005, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nên cần chuyển từ mục tiêu giảm nhanh mức sinh sang mục tiêu duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý. Với quy mô dân số lớn, tiếp tục tăng và sẽ ổn định ở mức trên 100 triệu người, tỷ lệ dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế cao, do vậy nhu cầu việc làm là to lớn. Cần khuyến khích tạo việc làm, kể cả việc làm cho người cao tuổi còn khả năng lao động. Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ cần đẩy mạnh di cư trong nước và hợp tác lao động quốc tế.

2. Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, nâng cao chất lượng dân số và lao động động

Quy mô lao động nước ta lớn nhưng chất lượng chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Vì vậy, một mặt, nhà nước cần xây dựn g và thực hiện chiến lược, chương trình đào tạo lao động; Mặt khác, người lao động, nhất là thanh niên cần tích cực tham gia thực hiện chiến lược, chương trình này.

3. Sử dụng kinh tế như đòn bẩy thực hiện chính sách dân số

Tình hình dân số nước ta đang đặt ra những vấn đề mới, như: Mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số,… Để giải quyết các vấn đề này, cần một hệ thống giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng, như đảm bảo an sinh cho những người ch ỉ có 2 con gái, người cao tuổi…

** * * * TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Các quan điểm về tác động của dân số đến kinh tế rất khác nhau: Giữa các quan điểm mang tính cực đoan, bi quan của Malthus và lạc quan của Simon là quan điểm trung hòa, thừa nhận tác động của dân số đến kinh tế bên cạnh các yếu tố mang tính nguồn lực và thể chế. Tác động này thể hiện rõ trong sự hình thành cung cầu lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiêu dùng và tích lũy trên cả hai cấp độ vĩ mô (toàn bộ nền kinh tế) và vi mô (gia đình). Điều cần chú ý là không chỉ quy mô mà còn cả cơ cấu dân số tác động mạnh đến kinh tế. Tác động ngược trở lại của kinh tế đến dân số được phân tích thông qua mối liên hệ ngược giữa tăng trưởng kinh tế với mức sinh, mức chết, xuất cư và liên hệ thuận với nhập cư.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Dân số, lao động, việc làm ở nông thôn Việt Nam: mô tả và phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp.

2. Tại sao sự gia tăng dân số ở các nước nghèo, vùng nghèo lại thường dẫn tới tình trạng mức sống chậm được cải thiện ?

3. Sưu tầm số liệu dân số - kinh tế của Tây Nguyên (hoặc vùng Tây Bắc) và số liệu dân số - kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (hoặc Hà Nội). Phân tích so sánh và dự báo xu hướng dãn cách giàu - nghèo ở các địa phương nói trên. Nguyên nhân và giải pháp hạn chế việc mở rộng khoảng cách giàu nghèo. 4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sả n

Việt Nam (Khóa VII) có ghi: "Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao". Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên.

5. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) có ghi: "Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình... là một trong những vấn đề kinh tế -xã hội hàng đầu của nước ta...” Anh (chị) hãy giải thích vì sao Đảng ta lại xác định vị trí của công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình như vậy.

6. Có số liệu về gia tăng kinh tế và dân số như sau:

Năm Tỷ lệ gia tăng GDP (%) Tỷ lệ gia tăng dân số (%) Năm Tỷ lệ gia tăng GDP (%) Tỷ lệ gia tăng dân số ( % ) 1976 -1980 0,4 2,47 2001 6,9 1 , 28 1981 - 1985 6,4 2,52 2002 7,1 1 , 17 1986 - 1990 3,9 2,20 2003 7,3 1 , 17 1991 - 1995 8,3 2,00 2004 7,8 1 , 20 1996 8,4 1,90 2005 8,4 1 , 17 1997 8,2 1,60 2006 8,2 1 , 12 1998 5,8 1,50 2007 8,5 1 , 09 1999 4,8 1,40 2008 6,3 1 , 07 2000 6,7 1,30 2009 5,3 1 , 06

Hãy ước tính tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong các giai đoạn/năm nói trên và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu này.

7. Từ số liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam, năm 2004 và 2006, hãy phân tích mối quan hệ giữa các đặc trưng dân số của hộ gia đình với các vấn đề thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ của hộ gia đình.

Chương 3

DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Trong quá trình phát triển, các quá trình dân số (sinh, chết, di dân) không tồn tại độc lập với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại, chúng luôn luôn có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Chương này nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa dân số và các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, xã hội là một tổng thể đa chiều và phức tạp. Ở đây chỉ nghiên cứu một số vấn đề như: Giáo dục; y tế; Bình đẳng giới và phát triển dân số. Mục đích của chương này là trang bị cho họ c viên những kiến thức cơ bản về mối liên hệ tương tác giữa dân số và các vấn đề nói trên. Từ đó, học

viên có thể ý thức được sự cần thiết của việc lồng ghép các biến dân số vào các chính sách và kế hoạch phát triển.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 52)