Cung lao động

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 31)

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số Lao động và Việc làm

1.1 Cung lao động

Tình trạng dân số ảnh hưởng tới cung lao động thông qua "Dân số trong độ tuổi lao động" và "Dân số hoạt động kinh tế " hay “ Dân số tham gia lực lượng lao động". (1) Dân số trong độ tuổi lao động

Để có thể sống và phát triển, con người phải sử dụng nhiều tư liệu sản xu ất, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ. Những tư liệu và dịch vụ này không phải là “quà tặng” của tự nhiên mà do con người sản xuất, lao động tạo ra. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ cấu dân số, dưới góc độ kinh tế, trước hết người ta chú ý đến nhóm dân số có khả năng lao động, khả năng này lại “gắn chặt” với từng nhóm tuổi và giới tính.

Theo điều 6, Luật Lao động năm 1994 của Việt Nam, “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Điều 145 cũng quy định: Một trong những điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Do đó, khi ghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi lao động, căn cứ vào quy định của pháp luật, đối với nam giới có thể tính tỷ lệ

Sơ đồ 2.1 Quan h: ệ cung, cầu lao động

Các chính sách

Các yếu tố phát triển Các yếu tố

dân số

Quy mô, cơ cấu, phân bố dân số trong tuổi lao động

Sức khoẻ, giáo dục, đào tạo...

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi

Cung về lao động:

Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố Quy mô, cơ cấu và phân bố Cầu về lao động:

Quan hệ việc làm và tiền công

Mức độ, mô hình đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ/Lựa chọn công nghệ

các nhóm tuổi (0-14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ (phần trăm) dân số nam từ 15 đến 59 tuổi được ký hiệu là f 15-59 và được xác định, như sau:

P15-59

f15-59 = --- X 100 P

Trong đó: P: tổng số dân nam ; P15-59: số dân nam từ 15 đến 59 tuổi.

Tương tự, tính tỷ lệ nhóm tuổi (0-14) và nhóm 60 tuổi trở lên. Bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng lên không ngừng.

Bảng 2.1: Biến động cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009

Đơn vị:% Năm Nhóm tuổi Tổng 0 - 14 15 – 59 60+ 1979 45,0 49,0 6,0 100 1989 41,3 53,5 6,2 100 1999 34,6 59,0 6,7 100 2009 26,4 66,2 7,4 100

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Tính toán tương tự, kết quả trong Bảng 2.2 cho thấy biến động của cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động.

Bảng 2.2: Biến động cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009

Đơn vị:% Năm Nhóm tuổi Tổng 0 - 14 15 – 54 55+ 1979 40,3 50,3 9,4 100 1989 36,9 51,8 11,3 100 1999 31,7 56,7 11,9 100 2009 23,7 62,1 14,2 100

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Như vậy, sau 30 năm, ở nước ta, cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ nâng cao, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên ngày càng càng nhanh. Đối với nam giới, năm 2009, tỷ lệ này đạt 66,2% tăng thêm 17,2% so với năm 1979. Các tỷ lệ tương tự đối đối với nữ là 62,1% và 11,8%. Dân số tăng lên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (cả nam và nữ) tăng lên, do vậy số dân trong độ tuổi lao động tăng mạnh, tăng nhanh hơn dân số.

(2) Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh tế

Trên thực tế, không phải tất cả những người “trong độ tuổi lao động” theo luật định đều hoạt động kinh tế, vì trong số họ có những người chỉ hoạt động ở

phạm vi gia đình không có thu nhập (nội trợ hoặc trông coi nhà cửa, con cháu,..) hoặc học sinh, sinh viên đang học tập thường xuyên hay những người không làm việc nhưng được hưởng lợi tức, thu nhập do có tài sản cho thuê, tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả do làm việc từ các năm trước, do được hỗ trợ có tính chất cá nhân… Mặt khác, do chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ngày càng cao, nhiều người hết “tuổi lao động” nhưng vẫn còn khỏe mạnh, có tay nghề và có nhu cầu lao động. Vì vậy, không phải tất cả những người ngoài tuổi lao động đều không tham gia hoạt động kinh tế. Rõ ràng, chỉ riêng số lượng "những người trong độ tuổi lao động" chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động. Cần phải đo lường và phân tích thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của họ. Trước hết, cần đưa ra khái niệm "Dân số hoạt động kinh tế" và "Dân số không hoạt động kinh tế".

Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang hoạt động hoặc đang tích cực tìm cách tham gia hoạt động trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định.

Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là "Dân số làm việc" hay "Lực lượng lao động". Khi thu thập số liệu về dân số hoạt động kinh tế, điều cần thiết là phải xác định khoảng thời gian cụ thể nào đó để xếp một cá nhân thuộc vào khối dân số hoạt động kinh tế hay không. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc thì khoảng thời gian này nói chung không nên quá một tuần.

Ở những nước mà sản xuất nông nghiệp hoặc việc làm có tính chất mùa vụ là phổ biến thì quy mô và đặc điểm của lực lượng lao động có thể biến thiên khá lớn theo các mùa trong năm. Do đó, thông tin bổ sung về các hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian dài hơn có thể cần thiết phải thu thập. Thí dụ, đối với những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp có thể là một mùa, một vụ ngay trước đợt thu thập số liệu. Nếu một người làm việc hơn một nửa số ngày trong một năm trong "mùa làm việc" thì người đó có thể coi như có việc làm, v.v... Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình mỗi nước mà các định nghĩa này có thể khác nhau đôi chút.

Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm các nhóm sau đây:

- Người làm việc nhà: Tham gia vào các hoạt động chỉ trong phạm vi hộ gia đình của chính họ, không có thu nhập. Thí dụ, những người làm việc nội trợ hoặc trông coi nhà cửa, con cái. Những người đi làm thuê, giúp việc nhà được trả công, lại được coi là dân số hoạt động kinh tế.

- Học sinh, sinh viên: đang học tập thường xuyên, không kể trường công, trường tư hay các khoá huấn luyện có hệ thống ở bất kỳ cấp giáo dục nào.

- Người được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc. Họ không thuộc khối dân số hoạt động kinh tế, nhưng nhận được thu nhập do đầu tư có tài sản cho thuê, do tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả, hoặc lương hưu do các năm làm việc trước đó v.v...

-Những người khác: Không thuộc khối hoạt động kinh tế nhưng nhận được trợ cấp hoặc các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc vào

bất kỳ một lớp nào trong các lớp kể trên, chẳng hạn như trẻ em. (3) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi

Khi đã xác định được Dân số hoạt động kinh tế, cách tính toán Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính như sau: Tử số là số người tham gia hoạt động kinh tế ở một nhóm tuổi nào đó của một giới tính. Mẫu số là số dân tương ứng với giới tính và nhóm tuổi ấy.

Thí dụ: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới ở thành thị và nông thôn Việt Nam, năm 2006, nhưở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế. Việt Nam, năm 2006

Đơn vị:%

Nhóm tuổi Thành thị Nông thôn

Nam Nữ Nam Nữ 15 - 19 28,3 23,5 41,7 40 , 0 20 - 24 70,6 61,4 88,6 80 , 1 25 - 29 94,9 79,7 97,6 85 , 4 30 - 34 97,3 78,2 98,5 87 , 5 35 - 39 97,1 76,4 98,5 87 , 9 40 - 44 96,7 76,8 98,1 88 , 4 45 - 49 92,4 72,0 96,8 85 , 5 50 - 54 83,0 56,2 92,2 76 , 1 55 - 59 62,9 32,3 83,0 61 , 1 60 – 64 33,6 20,7 65,5 43 , 8 65 + 13,8 6,8 27,9 13 , 8 Chung 74,0 56,7 79,8 67 , 5

Nguồn: TCTK. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ. NXB Thống kê. Hà Nội, 2007.

Như vậy, cả nam và nữ ở Việt Nam đều tham gia hoạt động kinh tế và đều thể hiện một quy luật chung là: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Tỷ lệ này tăng nhanh từ tuổi 15 đến tuổi 29. Sau đó, ổn định ở mức cao. Từ 45 tuổi trở lên, tỷ lệ này giảm liên tục cho tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, sự tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ ở nước ta cũng có những khác nhau đáng chú ý. Đó là:

- Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động luôn luôn thấp hơn nam giới. Điều này có thể là do phụ nữ đã bị thu hút vào công việc nội trợ trong gia đình. Thu nhập của phụ nữ chắc chắn sẽ thấp hơn nam giới.

- Ở những nhóm tuổi phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất cũng là nhóm tuổi có mức sinh cao và cao nhất. Điều này phản ánh xung đột giữa chức năng sinh sản và chức năng hoạt động kinh tế của nữ giới.

- Ở nhóm tuổi trên 64 tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động ở nông thôn cũng như thành thị đều cao gấp đôi nữ .

Như vậy, cả yếu tố dân số và yếu tố phát triển đã có tác động tới việc xác định cung về lao động bao gồm cả quy mô, cơ cấu và chất lượng.

(4) Tỷ số phụ thuộc và cơ cấu dân số “vàng”

Sự phát triển kinh tế của một đất nước đương nhi ên là phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng và chất lượng của nhóm: “Dân số hoạt động kinh tế” nhưng không chỉ có vậy. Nếu số lượng “Dân số hoạt động kinh tế” đông đảo song “Dân số không hoạt động kinh tế” – những người phụ thuộc còn nhiều hơn thì tiêu dùng lớn và do đó tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư sẽ thấp. Sự phát triển kinh tế, xã hội bị ngưng trệ.

Có thể phản ảnh tương quan giữa hai nhóm dân số này bằng “Tỷ số phụ thuộc”, xác định như sau:

Dân số không hoạt động kinh tế

Tỷ số phụ thuộc = x 100 Dân số hoạt động kinh tế

Căn cứ vào thực tế tham gia hoạt động kinh tế của từng nhóm tuổi ở Việt Nam và để có thể so sánh quốc tế, có thể dùng công thức tính Tỷ số phụ thuộc dưới đây:

P014  P65T T

ỷ số phụ thuộc = P1564 x 100 Trong đó: P0-14: Số dân từ 0 đến 14 tuổi

P15-64: Số dân từ 15 đến 64 tuổi P 65+: Số dân từ 65 tuổi trở lên

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi hoạt động kinh tế thì tương ứng có bao nhiêu người ngoài độ tuổi này?

Bảng 2.4: Tỷ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-2009

Năm 1979 1989 1999 2009

Tỷ số phụ thuộc trẻ 80,6 69,1 55,1 46 ,

6

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng 2.3 Bảng 2.4 cho thấy ở Việt Nam, sau 30 năm (1979 -2009) tỷ số phụ thuộc giảm mạnh, từ 89,5 xuống còn 46,4. “Tỷ số phụ thuộc” không ngừng giảm xuống, tức là

không ngừng giảm “gánh nặng” cho mỗi người trong độ tuổi lao động. Ðiều này tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân và kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển. Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, tức là hai người trong độ tuổi lao động mới phải “gánh” một hoặc ít hơn một người ăn theo, người ta nói rằng, đây là cơ cấu dân số “vàng”. Theo điều tra biến động DS - Nguồn lao động và

KHHGĐ ở Việt Nam, năm 2006 “Tỷ số phụ thuộc” chỉ còn 49,9 nghĩa là dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “vàng”. Từ công thức (5.1) suy ra: Tổng số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế.

P15-64 = P x f 15-64

Như vậy rõ ràng, cả quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi hoạt động kinh tế".

Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả "Tỷ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi" cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế tăng lên với tốc độ thường cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam

Đơn vị: Triệu người

Năm 1999 2009 2019 2029 2039 2049

Số dân 76.32 85.79 94.96 101.52 105.25 106.18

Số (15 – 64) tuổi 46.66 58.65 66.13 70.14 71.84 70.30

Tỷ lệ (%) 61.14 68.37 69.64 69.09 68.26 66.21

Nguồn: Tính toán từ Kết quả TĐTDS 1979; 1989; 1999. Từ 2019 đên 2049 Dự báo của Tổng cục Dân số

Cơ hội do cơ cấu “vàng” mang lại là số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế nhiều, số người phụ thuộc ít có thể nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân sốkế hoạch hoá gia đình) (Trang 31)