Vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Bắc bộ

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 43)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.1.1. Vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Bắc bộ

Trong số 53 dân tộc thiểu số ở V iệt Nam thì có khoảng 30 dân tộc có mặt ở vùng núi và trung du phía Bắc. Đ ây là khu vực tập trung số lượng đông nhất đồng báo các dàn tộc, toàn vùng chiếm trên dưới 50% dân số của 53 dân tộc thiểu số.

Là nơi đầu nguồn những con sổng lớn và dài như sông Hồng, sông Gâm, sông Đuống, sông Lô, sông Đà có nguồn thuỷ lực dồi dào, có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại, có nhiều khoáng sản quý hiếm có thể thoả mãn phần lớn nhu cầu cho công nghiệp nếu được khai thác đầu tư thoả đáng. Do cấu tạo địa chất phức tạp, địa tầng đứt gãy đột ngột trên đồi núi, đã tạo nên mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Sinh thái gồm nhiều tiểu vùng k h í hậu khác nhau, nhưng Tây Bắc mùa mưa đến muộn hơn, thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Sự khác biệt vé khí hậu dẫn đến việc tạo ra các chủng loại thực vật và sinh vật phong phú và độc đáo. N ơi đây có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim , sến, táu, v.v. và cũng là kho thuốc quý bởi các loại cây dược liệu như: tam thất, sa nhân, đỗ trọng V .V .; là quê hương của những loại cây ăn quả đặc sản như: mận, táo hoa, lê, đào mèo, cam Bắc Quang, bưởi Đoan H ùng...V ùng núi

trung du phía Bắc cũng là nơi có tiềm năng về du lịch sinh thái bởi các hang động và thiên nhiên hoang dã, bởi sắc thái văn hoá phong phú đa dạng của các dân tộc thiểu số.

Vùng núi và trung du phía Bắc là chiếc nôi của lịch sử dân tộc ta, nơi đây có quá trình đấu tranh anh dũng hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc.

Tuy có nhiều thuận lợ i về địa lý, kinh tế và nhân văn vùng núi và trung du Bắc bộ đổng thời cũng có nhiều yếu tố bất lợi. Đ ó là sự khắc nghiệt của khí hậu, đất dốc, độ xó i mòn cao, giữ ẩm kém dẫn đến không thuận lợ i cho việc canh tác nông nghiệp và năng suất cây trồng. Nhìn chung công cụ sản xuất của đồng bào dân lộc thiểu số còn thô sơ. ở khu vực này vẫn phổ biến việc phá rừng làm nương rãy. Song, càng đốt phá rừng càng làm cho việc canh tác khó khăn hơn bởi vì nó làm cạn kịêt nguồn nước, rừng phòng hộ mất đi thì càng tăng thiên tai như: lũ lụt, sạt lở núi, hoả hoạn, bệnh địch và m ôi trường bị ô nhiễm.

Nhìn chung vùng cao miền núi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh tế tự cấp tự túc, vùng thấp và trung du chưa có tác động mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, các loại giống mới chưa đưa vào sản xuất. Vấn đề lương thực vẫn là nỗi lo lắng kinh niên của người dân miền núi, vùng cao.

Sự tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, phi khoa học, bất lợ i cho sức khoe và sự tiến bộ xã hội cũng là một trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của các dân tộc thiểu số. Sự bất đồng ngôn ngữ, mặt bằng dân trí thấp của đồng bào dân tộc thiểu số cũng gây không ít khó khăn cho việc xoá đói giảm nghèo. Đ iều đó ảnh hưởng trực tiếp tói các chương trình dự án thực hiện trên địa b à n ,đặc biệt là việc bảo vệ m ôi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)